Không nên sử dụng gừng trong một số trường hợp sau

Tục ngữ có câu 'mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng thì không cần bác sỹ kê đơn thuốc' hay 'trong nhà có củ gừng thì không sợ các bệnh thông thường', nhằm ca ngợi nhiều công dụng 'to lớn' với sức khỏe của gừng.

Tuy nhiên, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm trên chuột và phát hiện những con chuột sử dụng 0,04 – 1% Salfrol/ngày trong vòng 2 năm bị chẩn đoán mắc ung thư gan.

Gừng cũng có chứa safrol, nhưng là khi gừng tươi bị dập hoặc bị thối. Khi đó, loại thực phẩm này sẽ sản sinh ra safrol, loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản. Vì vậy, nếu phát hiện gừng đã bị thối nát thì bạn không nên vứt bỏ chúng đi.

Không chỉ vậy, khi gừng bị mọc mầm sẽ sinh ra lưu huỳnh, một chất gây tổn thương gan nặng nề. Bên trong củ gừng còn chứa shikimol, một hợp chất độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Cách chọn gừng

Khi chọn, chúng ta nên chú ý đến màu sắc và cảm quan về vỏ ngoài của gừng. Củ gừng màu sắc tươi sáng, cứng chắc, không dập không héo mới là gừng ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng cho sức khỏe.

Hiện tại, các khu chợ ở Việt Nam cũng đang bày bán tràn lan gừng Trung Quốc nhiễm độc, khiến người tiêu dùng lo lắng rất nhiều.

Vì vậy, những bà nội trợ có thể phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc qua một số đặc điểm như gừng trồng ở Việt Nam củ nhỏ hơn, da sần hơn, vỏ mỏng hơn. Gừng Trung Quốc củ to hơn, da láng mịn, sáng bóng hơn, vỏ dày hơn và dễ bóc vỏ hơn.

 

Có nhiều mẹo bảo quản gừng

Chọn được gừng chuẩn 'hàng Việt Nam', chúng ta phải biết cách bảo quản đển gừng không bị mọc mầm hay thối, có hại cho sức khỏe.

- Cho đầy cát vào một chiếc bình hơi rộng rồi cho gừng vùi vào trong cát, để bình nơi thoáng mát, giúp gừng được tươi lâu và không bị khô.

- Sử dụng một tờ giấy bạc rồi quấn chặt quanh củ gừng và để nơi thoáng mát, chúng ta sẽ bảo quản được gừng lâu hơn.

- Có thể phơi nắng gừng 1 tuần rồi nghiền nát thành dạng bột. Để bột gừng vào trong lọ và đậy nắp kín thật chặt. Bạn có thể sử dụng bột gừng bất cứ lúc nào, rất đơn giản và thuận tiện.

 

Những người tuyệt đối không được sử dụng gừng

Bị âm hư

Tình trạng âm hư là hội chứng thể chất khô nóng, biểu hiện là tay chân phát nhiệt, lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, thường xuyên khát nước, bình thường miệng khô, mắt khô, mũi khô, da khô, trong lòng phiền muộn, thường xuyên bực dọc, ngủ kém. Gừng có vị cay, tính nóng, người bị âm hư ăn gừng sẽ khiến bệnh tình nặng thêm.

Nóng trong

Nếu như phổi nóng sẽ gây ra ho khan, dạ dày nóng sẽ sinh ra nôn mửa,miệng hôi, trĩ… Cùng với những người bị các vết thương lở loét, những người mắc các bệnh nóng trong như trên đều không thích hợp ăn gừng. Nếu muốn ăn gừng nhất định phối hợp với dược liệu có tính lạnh để trung hòa với tính nóng của gừng.

Viêm gan

Ăn gừng có thể khiến gan bị nóng. Muốn kìm chế tính nóng của loại thức ăn này, nên dùng tới một số thực phẩm có tác dụng làm dịu gan, dùng thuốc lưu thông khí huyết, ví dụ như sơn tra, hoa cúc dùng để pha trà.

Thức uống như vậy có thể tiêu trừ tính nóng của gừng, cũng không gây hại cho cơ thể.

 

Lưu ý:

Người xưa có câu 'buổi sáng ăn gừng giá trị như uống nhân sâm, buổi tối ăn gừng chẳng khác nào uống thạch tín'. Buổi sáng ăn gừng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn gừng vào buổi tối, bởi gừng có vị cay nóng, có chứa dầu dễ bay hơi, nhựa dầu và tinh bột, dễ khiến con người nổi giận và làm cho cơ thể mệt mỏi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top