NADH là gì?

Nội dung

NADH là một chất bổ sung khá phổ biến cho những người bị chứng đau cơ xơ (FMS) và hội chứng mệt mỏi mãn tính.  

 

NADH là gì?

NADH là một sản phẩm giáng hóa nicotinamide adenine dinucleotide, được tạo ra từ niacin, vitamin B. NADH có trong tất cả các tế bào sống. Là một coenzyme, NADH giúp các enzyme trong cơ thể bạn phân hủy thực phẩm và biến thành năng lượng dưới dạng adenosine triphosphate (ATP). 

Các nghiên cứu cũng cho thấy, NADH có thể kích thích chức năng não bộ, làm giảm các rối loạn nhận thức liên quan đến hai bệnh đau cơ xơ và mệt mỏi mạn tính, trên các khía cạnh:

  • NADH có thể làm giảm sự mệt mỏi của bệnh mãn tính bằng cách khôi phục chức năng của ty thể. Mệt mỏi là một triệu chứng chính của cả đau cơ xơ và mệt mỏi mạn tính, cả hai điều kiện đều có liên quan đến rối loạn chức năng ty lạp thể.

  • NADH được cho là chất chống oxy hoá, có thể giúp giảm căng thẳng oxy hoá và nitro hóa liên quan đến các điều kiện này.

  • NADH có thể giúp não tạo ra chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, norepinephrine, và dopamine).

Một số nghiên cứu cho thấy NADH có thể là một cách điều trị hiệu quả cho đau cơ xơ và mệt mỏi mạn tính cũng như trầm cảm, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu để chứng minh được điều này.

 

Sử dụng NADH cho hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hai nghiên cứu gần đây xem xét bổ sung NADH cộng với coenzyme Q10 ở những người có đau cơ xơ và mệt mỏi mạn tính. Một số nghiên cứu được công bố vào năm 2015, 2016 đều cho thấy những kết quả khả quan khi kết hợp 2 chất này lên điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính.

Liều NADH

Chất bổ sung của NADH có sẵn rộng rãi và không cần kê đơn. Tuy nhiên liều NADH dành cho những người mệt mỏi mạn tính và đau cơ xơ thì vẫn chưa được nghiên cứu. Liều khuyến cáo an toàn thường từ 5 -10 mg mỗi ngày. Nên uống 30 phút trước bữa ăn.

Trong các nghiên cứu về bệnh Parkinson, liều hiệu quả nhất được xác định là 25 - 50 mg mỗi ngày.

 

NADH trong chế độ ăn của bạn

Thật dễ dàng để có được NADH nhiều hơn thông qua chế độ ăn uống của bạn. Tuy nhiên, các nhàkhoa học không chắc rằng liệu chế độ ăn có NADH có được sử dụng hiệu quả như dạng bổ sung.

NADH có nhiều trong các thực phẩm như: cá, gia cầm, thịt bò, các thực phẩm lên men (sữa chua, dưa muối...) 

 

Tác dụng phụ của NADH

Tác dụng phụ của NADH rất hiếm, đặc biệt ở mức thấp hoặc liều dùng hàng ngày.

Liều cao hơn có thể liên quan đến một số biểu hiện như: cảm thấy quá căng thẳng, mất ngủ, lo lắng...

Mặc dù bổ sung NADH theo liều khuyến cáo khá an toàn, nhưng bạn vẫn nên theo dõi các phản ứng phụ tiêu cực.

 

NADH có phù hợp với bạn không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng trươc skhi bạn sử dụng các sản phẩm bổ sung NADH. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top