Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ là đa dạng thực phẩm cung cấp nhiều loại dinh dưỡng tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bệnh nhân nên bắt đầu bằng việc giảm lượng calo hấp thụ, ăn nhiều chất xơ bằng các loại thực phẩm chứa carbohydrate phức, chất xơ và protein.
Ngoài ra, một số nhóm thực phẩm dưới đây cung cấp dưỡng chất rất tốt giúp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả, tăng cường chức năng gan và hệ miễn dịch.
Nhiều người cho rằng bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên kiêng hoàn toàn thực phẩm chứa chất béo, tuy nhiên các loại chất béo không bão hòa đơn và đa lại tốt trong kiểm soát bệnh.
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa đa: cá hồi, hạt lanh, quả óc chó, dầu thực vật,… giúp giảm phản ứng viêm do mỡ trong gan cao, hạ cholesterol trong máu ngăn ngừa tích tụ mỡ gan, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường trí nhớ.
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa đơn: bơ, các loại dầu thực vật, hầu hết trong các loại hạt và rau xanh,… giúp giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa tích tụ mỡ trong gan, đồng thời tăng cholesterol HDL tốt giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Các loại Vitamin và chất chống oxy hóa giúp hạn chế tổn thương gan do mỡ thừa tích tụ trong các mô, cản trở hoạt động tế bào gan, cải thiện bệnh tốt hơn. Cụ thể:
Vitamin E: dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, thịt ngỗng, đậu phộng, cá hồi, bơ, ớt ngọt,… là chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm tại gan hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England đã khảo sát cho kết quả, 84 bệnh nhân dùng Vitamin E hàng ngày được cải thiện tình trạng viêm và lượng men gan đáng kể.
Vitamin D: Cung cấp không đủ Vitamin D là yếu tố khiến bệnh gan nhiễm mỡ nói riêng và các bệnh lý gan khác nặng hơn. Có thể bổ sung Vitamin D từ sữa, chế phẩm từ sữa, tắm nắng mặt trời vào buổi sáng,…
Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa mạnh, thường được sử dụng kết hợp với Vitamin E trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, bệnh nhân có chức năng gan suy giảm cũng có thể được phục hồi đáng kể nhờ loại vitamin này thúc đẩy gan sản xuất Glutathione. Vitamin C có nhiều trong ổi, dâu tây, cam, ớt, bông cải xanh,…
Ổi là hoa quả chứa nhiều Vitamin C
Thực chế cơ thể người không tiết enzyme giúp tiêu hóa chất xơ, song chất dinh dưỡng này vẫn được khuyến cáo bổ sung tăng cường trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nhất là với bệnh nhân gan nhiễm mỡ hoặc máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân do chất xơ hòa lẫn cùng dịch tiêu hóa, kéo theo mỡ thừa và các chất thải khác trong cơ thể ra ngoài, giảm cholesterol xấu trong máu và chất độc tích tụ.
Với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, bổ sung chất xơ còn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiến triển sang xơ gan, ung thư gan, tiểu đường, bệnh tim mạch,…
Có 2 loại chất xơ trong thực phẩm là:
Chất xơ hòa tan: Có nhiều trong rau, trái cây, đậu nành, đậu xanh,...
Chất xơ không hòa tan: Có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì,…
Có thể thấy, rất nhiều lựa chọn trả lời cho thắc mắc bị gan nhiễm mỡ ăn gì, điều quan trọng là người bệnh cần cân bằng chất dinh dưỡng, đa dạng loại thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Nếu gặp khó khăn trong xây dựng chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị.
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm tốt giúp giảm mỡ trong gan, ngăn ngừa biến chứng bệnh thì việc kiêng khem những thực phẩm không tốt với bệnh nhân gan nhiễm mỡ cũng quan trọng không kém.
Các loại thực phẩm này thường gây tăng tích tụ mỡ trong gan, kích thích phản ứng viêm và giảm hoạt động gan như:
Hấp thụ quá nhiều muối mỗi ngày khiến cơ thể giữ nước dư thừa nhiều hơn. Nếu tiếp tục giữ thói quen ăn uống này thì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thận.
Vì thế mỗi ngày mỗi người cần đảm bảo tiêu thụ không nhiều hơn 1.5g muối tinh cũng như muối trong thực phẩm. Các thực phẩm sau chứa rất nhiều muối không tốt như: xúc xích, thịt cá đóng hộp, thịt xông khói,…
Lượng đường tinh chế có trong bánh kẹo, đồ uống đóng chai hiện nay hầu hết là Fructose nhân tạo, khiến người bệnh hấp thu lượng đường gấp nhiều lần so với ăn trái cây ngọt tự nhiên. Gan nhiễm mỡ thường bị suy yếu chức năng, vì thế việc chuyển hóa quá mức lượng đường này gây hại lớn cho gan, tăng tích tụ mỡ thừa và các bệnh lý khác.
Ngoài ra, tiêu thụ qua nhiều thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế ảnh hưởng rất lớn đến chức năng gan, khiến gan nhiễm mỡ tiến triển nhanh hơn.
Loại thức uống này chính là tác nhân hàng đầu gây bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt, hạn chế thức uống có cồn thì gan sẽ nhanh chóng bị phá hủy, gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển sang xơ gan, ung thư gan nguy hiểm.
Như vậy, việc lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng, tránh tích tụ cholesterol xấu trong máu cũng như mỡ thừa trong gan và phản ứng viêm lặp lại.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh