Một nghiên cứu cho biết cứ mỗi 10g rượu nạp vào cơ thể mỗi ngày, tương đương với một ly rượu nhỏ hoặc nửa ly bia, nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) lại tăng lên 7% và ung thư biểu mô tế bào da (cSCC) là 11%.
Theo WHO, khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, một chất làm sinh sôi các tế bào ung thư bằng cách tấn công DNA. Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp.
Rượu cũng làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư vào cơ thể như hút thuốc lá; kích thích cơ thể sản sinh ra các phân tử có hoạt tính cao gây tổn hại các tế bào DNA, và từ đó dẫn đến ung thư. Rượu cũng trực tiếp gây ra tình trạng xơ gan và ung thư gan.
Các nghiên cứu cho thấy, người uống rượu trước tuổi 15 có thể phát sinh các vấn đề liên quan đến rượu, bia cao gấp 5 lần những người 21 tuổi mới uống như:
Rượu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh ung thư cấp di truyền và thúc đẩy gen này phát triển nhanh dẫn đến ung thư sớm. Quá trình chuyển hóa rượu sẽ sinh ra acetaldehyde làm yếu khả năng sửa sai sót tự nhiên DNA của tế bào, khiến nguy cơ đột biến tế bào dẫn đến ung thư gia tăng.
Bên cạnh đó, rượu còn có mối liên hệ tiêu cực với các enzyme có chức năng giải độc cho cơ thể, trong đó có cytochrome P – 450. Khi uống nhiều rượu bia, cơ thể sẽ sản sinh vô số cytochrome P – 450 ở gan, phổi, ruột, những cơ quan nơi ung thư dễ sinh sôi nhất trong cơ thể người.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh