Những cách phòng chống ung thư trong chế độ dinh dưỡng

Nội dung

Phòng chống ung thư nhờ hiểu biết về dinh dưỡng

Rất nhiều nghiên cứu đã cho rằng có nhiều loại thực phẩm và chế độ ăn có thể phòng ngừa nguy cơ ung thư một cách hiệu quả. Dưới đây là một số khuyến nghị dựa trên những phát hiện của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ: 

1. Phòng chống béo phì

Ở những người béo phì, quan sát thấy sự gia tăng nguy cơ một số bệnh ung thư như ung thư tử cung, túi mật, thận, dạ dày, đại tràng và vú. Nguy cơ này ở phụ nữ béo phì dường như còn cao hơn.

2. Giảm tổng lượng chất béo ăn vào

Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng chất béo dư thừa làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt. Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và không bão hòa dù từ thực vật hay động vật đều có liên quan đến sự phát triển ung thư ở người.

3. Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau

Các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào – một loại dưỡng chất chứa rất nhiều carbohydrates phức tạp. Các nghiên cứu vẫn không chắc chắn về vai trò của chất xơ trong phòng chống ung thư, nhưng thực phẩm dạng sợi có ít chất béo và thay thế dinh dưỡng tốt cho thực phẩm béo.

4. Cung cấp thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A và C trong chế độ ăn hàng ngày

Rau có màu xanh đậm, vàng đậm và một số loại trái cây nhất định rất giàu carotene - một dạng của vitamin A. Các loại thực phẩm giàu carotene hoặc Vitamin A có thể làm giảm nguy cơ ung thư thanh quản, thực quản và phổi. Tuy nhiên không nên uống vitamin A ở dạng viên nang hoặc thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng những người có chế độ ăn giàu axit ascorbic (Vitamin C) tức là những người ăn nhiều trái cây và rau quả thì ít bị ung thư hơn, đặc biệt là ung thư dạ dày và thực quản. Mặc dù vậy vẫn chưa chắc chắn rằng liệu có phải vitamin C hay những thành phần khác của Vitamin C trong trái cây và rau quả có tác dụng bảo vệ hay không.

Tăng thêm các loại rau lá xanh, chẳng hạn như cải bắp, cải xanh, súp lơ trong chế độ ăn uống bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ các loại rau này có thể làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư thuộc hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.

Uống vừa phải đồ uống có cồn. Những người nghiện rượu nặng, đặc biệt là những người hút thuốc lá, có nguy cơ cao bất thường đối với ung thư miệng, thanh quản và thực quản.

Thực phẩm xông khói thông thường như giăm bông, xúc xích, cá, vv… hấp thu một số loại nhựa phát sinh từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn. Những loại nhựa có nhiều chất gây ung thư tương tự như các chất hóa học gây ung thư trong khói thuốc lá. Có rất nhiều bằng chứng rằng thức ăn chứa nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và thực quản.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top