Khi có bầu, những thay đổi về nội tiết và các yếu tố khác trong cơ thể thai phụ khiến họ bất an, lo lắng là điều dễ hiểu.
Nhiều nghiên cứu cho rằng thai phụ lo âu, trầm cảm có ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển tâm thần kinh của thai nhi. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc.
Sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Việc này có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường; Làm thay đổi chức năng của bánh rau, giảm nguồn cung cấp oxygen và chất dinh dưỡng cho thai có thể khiến thai kém phát triển.
Dùng thuốc thiếu cẩn trọng còn có thể khiến tử cung ảnh hưởng đến sự phát triển của thai hoặc gây sinh non. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối không sử dụng thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc và không hiểu rõ thành phần của nó.
Rượu và thuốc là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai, trẻ sẽ bị tiếp xúc với các hoá chất độc hại như nicotine, và monoxit cacbon. Nicotine làm mạch máu co lại, dẫn đến lượng oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi giảm đi. Monoxit cacbon làm giảm lượng oxy mà trẻ nhận được. Hơn nữa, nếu thai phụ hút thuốc lá khả năng sinh non và các rối loạn về cách nhau thai bám vào tử cung tăng. Trẻ sinh ra nhẹ cân, cũng có khả năng bị hen, đau bụng và béo phì cao hơn.
Mẹ bầu uống quá nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. Trong thai kỳ và gần thời điểm thụ thai, các bà mẹ tốt nhất không nên uống rượu, hút thuốc và cũng tránh cả hút thuốc thụ động.
Ngày nay bà bầu đều có dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Nhưng vì lý do nào đó như nghén nặng, thai nhi không hấp thụ được dinh dưỡng, mẹ bầu mắc bệnh lý… đầy đủ khiến họ bị thiếu dinh dưỡng và điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé dễ bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ và một loạt các vấn đề khác.
Một số thai phụ kén ăn cũng có thể khiến thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định. Những người mẹ bị dị ứng thức ăn quá nhiều khi mang thai có thể khiến cho các thai nhi bị mắc chứng dị ứng khi sinh ra cao hơn so với những người mẹ bình thường khác.
Một số mẹ mắc các bệnh như: bệnh huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi.
Những bà bầu có những thói quen không tốt như thức khuya, lười vận động, không tập thể dục, làm việc quá sức… thì "môi trường sống" bên trong của thai nhi cũng không được tốt và không thể lớn lên khỏe mạnh.
Khi có thai, các bà bầu cần lưu ý:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh