Sữa đậu nành có tốt cho người bị sỏi mật không?

Người bị sỏi mật vẫn có thể uống sữa đậu nành

Trên thực tế, người bị sỏi mật có thể uống được sữa đậu nành vì loại sữa này ít chất béo, giàu dinh dưỡng và protein tốt từ thực vật. Nhiều chuyên gia gan mật cũng khuyên người bệnh sỏi mật nên uống sữa đậu nành để thay thế các loại sữa nhiều chất béo khác.

Sỏi mật được hình thành do sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, chức năng gan và vận động đường mật kém. Chưa có nghiên cứu nào nhận định việc sử dụng các loại protein tốt từ sữa đậu nành có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thống gan mật hay kích hoạt các cơn đau sỏi mật. Do đó, người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng loại thực phẩm này.

 

Lợi ích của sữa đậu nành cho người bị sỏi mật

Uống sữa đậu nành có thể mang tới các lợi ích sức khỏe sau cho người bị sỏi mật:

- Làm chậm quá trình tăng kích thước của viên sỏi mật: Trong sữa đậu nành có các thành phần (như calci) giúp giảm lượng cholesterol trong túi mật, hạn chế sỏi tăng kích thước, đồng thời cung cấp các chất béo tốt cho cơ thể.

- Tăng chất lượng dịch mật: Sữa đậu nành không chứa nguồn đạm động vật (như lactose) nên rất tốt cho dịch mật.

- Cải thiện triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu: Sữa đậu nành có chứa nhiều enzyme giúp cải thiện phần nào triệu chứng do sỏi mật gây ra.

- Chống lão hóa, ngăn ngừa tổn thương nội tạng: Các thành phần acid béo omega-3, omega-6 cùng với các chất chống oxy hóa có trong sữa đậu nành có thể giúp chống lão hóa, phục hồi tổn thương nội tạng.

 

Một vài lưu ý khi uống sữa đậu nành với người bị sỏi mật

Tuy sữa đậu nành có nhiều lợi ích sức khỏe, người bị sỏi mật vẫn cần cẩn trọng một số điều sau:

- Nên tự làm sữa đậu nành tại nhà: Sữa đậu nành đóng hộp, chế biến sẵn có thể chứa nhiều chất bảo quản và đường hóa học, không tốt cho người bị sỏi mật.

- Nên uống sữa đậu nành không đường: Ăn quá nhiều đường có thể gián tiếp làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật.

- Không nên uống quá 500ml sữa đậu nành/ngày: Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây đau dạ dày, táo bón, đầy bụng, buồn nôn, ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp.

- Không uống sữa đậu nành khi đang ăn trứng gà, không nên ăn cam, quýt trước và sau khi uống sữa đậu nành 1 tiếng đồng hồ.

Như vậy, câu hỏi “bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không” đã có lời giải. Ngoài việc nên uống sữa đậu nành, người bệnh nên ăn nhiều rau; Giảm mỡ, da, nội tạng động vật, đồ chiên rán; Ăn chín uống sôi, tập thể dục đều đặn. Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp bạn làm chậm quá trình tăng kích thước sỏi.

Để giúp bào mòn sỏi, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các thảo dược như uất kim, chi tử, hoàng bá, sài hồ, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác, kim tiền thảo. Sự kết hợp từ 8 thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng giúp bào mòn sỏi mật, giảm đau, đầy trướng, ngăn sỏi tái phát. Thực tế, đã có rất nhiều người bệnh sử dụng 8 thảo dược này và duy trì sức khỏe túi mật tốt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top