Cải thiện tiêu hóa: Các hoạt chất trong gừng kích thích sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non và làm tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa. Chúng cũng làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người bị chứng khó tiêu.
Chống vi khuẩn: Gừng thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, và chiết xuất của nó có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella. Ngoài ra, loại gia vị này có thể có hiệu quả chống lại vi khuẩn răng miệng gây viêm nướu.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Nhờ chứa các thành phần chống viêm, giúp giảm mức độ lipid (chất béo) trong máu và ngăn ngừa huyết áp cao.
Chống lại bệnh ung thư: Ăn gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Các hoạt chất trong gừng đã được chứng minh rằng các hợp chất hoạt tính của gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào (nguyên nhân gây ra sự thay đổi DNA), sự chết tế bào và sự phát triển hình thành của khối u. Đặc biệt, chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các khối u bạch huyết, u gan, ung thư ruột, vú, da, gan và bàng quang. Chúng cũng làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.
Giảm đau: Với tác dụng chống viêm và chống co thắt, gừng là một loại thuốc giảm đau tự nhiên cho chứng đau bụng kinh và đau nửa đầu…
Giảm buồn nôn: Gừng có tác dụng làm dịu cơn đau bụng. Đặc biệt trong thời kì khi mang thai, gừng có thể giúp phân huỷ và loại bỏ khí tích tụ trong ruột. Nó cũng có thể giúp giảm buồn nôn hoặc chóng mặt do hóa trị.
Giúp giảm cân: Giảm lượng thức ăn và giảm cân bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn kiêng hàng ngày. Gừng sẽ tạo cảm giác no, đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần ít calo hơn để lấp đầy dạ dày. Gừng cũng có tác dụng tự nhiên ngăn cảm giác đói, thèm ăn và đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất cũng như đốt cháy chất béo trong cơ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh