Thiếu iod làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh

Nội dung

Iod là nguyên tố cần thiết  cho sức khỏe mà bạn bắt buộc phải nạp vào hàng ngày, thiếu iod có thể dẫn đến phì đại tuyến giáp (bướu cổ), một số bệnh ung thư, khô miệng, khô mắt và xơ cứng.

Iod là vi chất thiết yếu đối với sức khỏe. Nhận thức được tầm quan trọng của iod từ lâu nước ta đã thực hiện Chương trình phòng chống thiếu hụt iod, bổ sung iod vào muối ăn và bột canh. Nhờ đó mà tỷ lệ người dân bị thiếu iod cũng như số ngưới bướu cổ giảm đi đáng kể. Bệnh bướu cổ giờ đây đã đi vào dĩ vãng, khiến nhiều người lơi là với việc bổ sung iod vào chế độ ăn hàng ngày.

Khoa học đã tìm thêm được nhiều bằng chứng cho thấy, cơ thể con người sử dụng iod  để cho các hoạt động của một số cơ quan. Đặc biệt là trong việc tổng hợp hormone tuyến giáp. Iod là một vi chất quan trọng giúp cân bằng kiềm toan trong có thể, bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh ung thư và là chất kháng khuẩn tự nhiên.

 

Hormone tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển thể chất, vận động của trẻ em, bảo vệ  hệ thần kinh ở thai nhi khi còn trong bụng mẹ và một năm đầu đời, điều hòa quá trình chuyển hóa. Thiếu iod có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, gây xảy thai, sinh non, khiếm khuyết dị tật thần kinh ở thai nhi.

Iod giúp ngăn ngừa quá trình oxi hóa của cơ thể, do đó có thể ngăn ngừa được một số bệnh mạn tính như tiểu đường, viêm khớp, xơ vữa mạch máu. Iod có trong tuyến nước bọt, cơ thể cần iod để phát triển da, tóc móng, xương, răng.  Iod giúp bảo vệ mắt khỏi sự phá hủy của tia cực tím,

 

Tóm lại: Thiếu iod không chỉ gây bướu cổ, mà còn gây ra một số bệnh ung thư, khô miệng,  khô mắt và đa xơ cứng.

Những trào lưu sử dụng các thực phẩm mới ra đời chẳng hạn như sử dụng các loại sữa hạt hạnh nhân, hạt sen, sữa dừa, sữa gạo, sữa đậu nành thay cho sữa bò có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt iod tiềm ẩn.  Trong khi đó trong sữa bò, iod chỉ chiếm khoảng 2% trong 50-100ml sữa thôi nhưng nếu uống 2 cốc sữa mỗi ngày là đã đủ lượng iod khuyến nghị.

Khuyến nghị lượng iod nạp vào  hàng ngày cho người lớn là 150mcg; 220mcg cho phụ nữ mang thai và 290 mcg cho phụ nữ đang cho con bú.

Cách bổ sung iod tốt nhất nên thông qua thực phẩm giàu iod và các dưỡng chất khác Thực phẩm có chứa iod đơn giản nhất dễ tìm nhất là muối được bổ sung iod. Các thực phẩm ở biển: rong biển, tảo biển, rau câu,… là những thực phẩm không chỉ giàu iod mà còn nhiều vi chất quan trọng khác và chứa những chất chống oxi hóa mạnh. Những loại bơ được chế biến từ sữa của động vật ăn cỏ hữu cơ cũng là một nguồn cung cấp iod tốt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top