Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nhiều gia đình thường sử dụng đồ ăn trẻ em đóng hộp cho bé. Mặc dù thực phẩm tươi thường chứa nhiều dinh dưỡng hơn, nhưng các bậc phụ huynh sẽ mất nhiều thời gian hơn để chế biến cho trẻ khi đói, nhất là trong xã hội bận rộn thời nay. Các gia đình thường chọn thức ăn chứa trong bình, lon hoặc túi đựng, do nó tiện lợi hoặc vì nó phù hợp với ngân sách gia đình của họ.
Có nhiều loại đồ ăn cho trẻ em đóng hộp là những lựa chọn lành mạnh, bởi một số nhãn hiệu cung cấp đồ ăn ít đường, hữu cơ có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin mà trẻ cần. Ngoài ra, cũng dễ dàng cho thêm rau củ vào bữa ăn của trẻ do chúng được thêm sẵn trong những đồ ăn đóng hộp.
Không may thay, mặc dù nhiều gia đình phụ thuộc vào đồ ăn trẻ em để cho trẻ ăn và cho rằng đó là lựa chọn tốt, nghiên cứu từ Quỹ bảo vệ môi trường EDF cho biết rằng nhiều loại đồ ăn trẻ em mua tại các siêu thị có chứa lượng chì không đảm bảo an toàn cho trẻ.
Báo cáo cho thấy gì?
Báo cáo của EDF năm 2017 cho thấy một số kết quả gây sốc về nồng độ chì trong đồ ăn trẻ em đóng hộp. Bằng việc phân tích số liệu trong 11 năm và 2.164 mẫu đồ ăn trẻ em, họ thấy rằng:
-
Chì được tìm thấy trong 20% số đồ ăn trẻ em đóng hộp.
-
8 loại đồ ăn trẻ em đặc biệt có nhiều chì hơn 40% số mẫu khác
-
Đồ ăn trẻ em chứa nước táo, nho và cà rốt có nhiều chì hơn các sản phẩm khác
-
Nước nho cho trẻ em có chứa lượng chì nhiều nhất
-
Những “thủ phạm” hàng đầu có chì trong đồ ăn trẻ em đóng hộp là rễ của khoai lang và cà rốt, cũng như các loại bánh quy.
-
Ngũ cốc gạo cũng có chứa lượng chì cao
Chì ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?
Các báo cáo cho biết có hơn 1 triệu trẻ tiêu thụ lượng chì quá mức giới hạn an toàn là 6 microgram.
Trong khi lượng chì tìm thấy trong đồ ăn trẻ em có trong báo cáo của EDF không vượt quá giới hạn, tuy nhiên EDF cũng lưu ý rằng không có mức an toàn của chì trong máu, chính vì thế bất kì lượng tiêu thụ chì nào ở trẻ đều được xem là nguy hiểm. Tiêu thụ chì có liên quan đến vấn đề thay đổi hành vi và giảm IQ ở trẻ do tổn thương gây ra trong sự phát triển của não bộ.
Điều này là mối nguy hiểm cho trẻ và chì có thể dẫn đến những tình trạng y khoa nghiêm trọng như nhiễm độc chì. Nhiễm độc chì có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sớm, ví dụ khó chịu, đau đầu, đau bụng, dễ kích thích, khó tập trung, và giảm khẩu vị. Một khi tổn thương do chì xảy ra, nó có thể không thể điều trị được hoặc không thể cải thiện được.
Bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ trẻ tiếp xúc với chì?
Nếu bạn lo lắng về việc tăng nồng độ chì trong đồ ăn trẻ em, hãy cân nhắc việc tự làm đồ ăn cho trẻ tại nhà và tránh đồ ăn đóng hộp. Bạn có thể làm nhiều đồ ăn cho trẻ và sau đó cho vào tủ lạnh hoặc hộp chứa để có thể giảm thời gian chuẩn bị bữa ăn.
Nước hoa quả đóng hộp cũng nên được tránh, không chỉ vì nó chứa nhiều chì mà nước hoa quả còn chứa nhiều đường và không đem lại chất dinh dưỡng nào cho trẻ. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên uống nước hoa quả đóng hộp.
Bạn cũng nên đảm bảo rằng trẻ được kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện những trì trệ có thể do nhiễm độc chì. Hầu hết bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ chì khi trẻ đi khám định kì, chính vì thế đảm bảo việc bạn cần được bác sĩ giải thích rõ về kết quả xét nghiệm.
Nếu nồng độ chì trong cơ thể trẻ quá cao, bạn có thể cần phải cắt hoặc giảm khả năng phơi nhiễm của trẻ với chì.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh