Bệnh gout là một loại viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axít uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp.
Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau buốt cường độ cao, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nguy cơ gây biến dạng khớp cao và có thể dẫn đến tàn phế.
Biểu hiện thường thấy của bệnh gout là sưng tấy, nóng, đỏ, đau buốt dữ dội tại một hay nhiều khớp như đầu gối, ngón chân - tay hoặc mắt cá chân, khuỷu tay vào ban đêm hoặc sáng sớm khi thức dậy.
Vai trò của vitamin C đối với bệnh gout
Nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy vitamin C có tác dụng làm giảm lượng axit uric trong máu, do đó có thể dùng để ngăn ngừa chứng bệnh gây đau nhức này. Nếu mỗi ngày bổ sung 500g vitamin C, thì bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gút đến 17%. Trong trường hợp không bổ sung đủ 250g mỗi ngày, những người bổ sung ít nhất 1.500mg mỗi ngày sẽ giảm 4,5% nguy cơ mắc căn bệnh gout.
Các bạn nên bổ sung:
1. Ớt chuông vàng
Đây là loại thực phẩm đứng đầu bảng về hàm lượng vitamin C. Hầu hết các loại ớt chuông đều chứa hàm lượng vitamin C cao, tuy nhiên, ớt chuông vàng chứa hàm lượng vitamin C cao nhất. Loại quả có màu vàng rực, giòn và cực kỳ thấp calorie này vượt qua cả quả cam về hàm lượng Vitamin C. Một quả ớt chuông trung bình có thể cung cấp 342 mg tương đương 570% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày.
2. Đu đủ
Đu đủ là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một quả đu đủ có thể cung cấp 187,87 mg vitamin C. Lượng vitamin C này cao hơn gần 3 lần lượng dưỡng chất được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày. Đu đủ rất ngon miệng và nhiều màu có thể giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.
Hơn nữa, đu đủ còn là loại trái cây chứa nhiều vitamin A, canxi và dồi dào nguồn kali. Đu đủ cũng chứa vitamin B, vitamin B-6, vitamin B-1 và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa.
3. Trái cây có múi
Trái cây có múi như cam, chanh và bưởi, khế là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất. Các loại quả này cho dù ăn trực tiếp hay làm nước ép đều cung cấp cho bạn hàm lượng vitamin C, A cần thiết. Một nửa cốc nước ép bưởi có thể mang lại 70 mg vitamin C, trong khi nước cam cung cấp 93 mg. Các loại trái cây có múi cũng giàu axit folic, vitamin B phức tạp và kali.
4. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời. Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao trong bông cải xanh có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi nhiều căn bệnh trong đó có bệnh gout. Một khẩu phần ăn bông cải xanh có thể cung cấp 81.17 mg vitamin C, đáp ứng đủ lượng dưỡng chất cần thiết mỗi ngày. Loại rau này ngoài ra cũng chứa hàm lượng calo thấp. Một khẩu phần ăn bông cải xanh chỉ chứa 30 đơn vị calo.
5. Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, mù tạt và củ cải xanh rất giàu chất phytochemical, carotenoid, các chất chống oxy hóa và vitamin A và C. Một chén cải xoăn cắt nhỏ có thể giúp bạn có được lượng vitamin C cần thiết và cung cấp 539 mg vitamin C với chỉ 15 đơn vị calo. Một khẩu phần ăn củ cải xanh thô cung cấp 33 mg vitamin C. Các loại rau lá xanh cũng có khả năng phòng chống đột quỵ, thoái hóa, viêm xương khớp và đẩy lùi các cơn đau do gout.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh