Thành phần dinh dưỡng
Trong râu ngô chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, C, vitamin K, axit pantothenic, các steroid như sytosterol, sigmasterol, dầu béo và nhiều chất vi lượng khác nên rất tốt cho sức khỏe.
Theo Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, vàng da… Ngoài ra, nó còn là thảo dược được sử dụng để điều trị các bệnh về gan rất hiệu quả.
Tác dụng của râu ngô
Râu ngô đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Dưới đây là một vài tác dụng chính:
-
Làm tăng bài tiết mật và giảm bớt độ nhớt của mật nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi để mật đi vào ruột dễ dàng hơn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
-
Làm hạ đường huyết, giúp máu chóng đông và tăng bài tiết nước tiểu.
-
Có tác dụng rất tốt đối với những ai bị ứ mật và sỏi túi mật. Có thể uống nước râu ngô hằng ngày thay cho nước chè.
-
Có tác dụng lợi tiểu, đặc biệt tốt cho những người bị bệnh về thận.
-
Những trường hợp bị phù do liên quan đến bệnh tim.
-
Những bệnh nhân bị sỏi mật, sỏi bang quang, sỏi niệu quản nếu thường xuyên uống nước râu ngô sẽ giúp làn tan sỏi.
Cách chế biến râu ngô
Việc chế biến rất đơn giản. Bạn có thể lấy một nắm râu ngô tươi, rửa sạch rồi đun với khoảng 1 lít nước. Đun sôi tầm 10 phút rồi tắt bếp. Chờ nước nguội rồi uống thành 3 – 4 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn có thể phơi khô râu ngô để dự trữ uống dần. Mỗi lần nấu lấy ra một ít, có thể tráng qua nước nóng như pha chè rồi cho nước vào nấu sôi và để uống cả ngày thay cho nước chè.
Nước ngô có vị ngọt thanh dễ uống nhưng nếu bạn thích ngọt thì có thể cho thêm một ít đường để cảm thấy dễ uống hơn.
Nếu đang mắc các bệnh về thận, gan, đường tiết niệu thì nên uống nước ngô hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh