Tro tàu là nguyên liệu gì ?

Nội dung

1. Nước tro tàu là gì?

Nước tro tàu là một loại nước được lọc từ hỗn hợp củi, gỗ bị đốt cháy thành tro. Sau đó khuấy và đợi tro lắng xuống thì gạt hoặc lược để lấy phần nước trong; đó được gọi là nước tro tàu.

Hiện nay, nước tro tàu được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, loại bỏ các tạp chất cũng như những chất độc hại so với sản xuất thủ công tại nhà; được gọi là nước tro tàu hóa học, có tên là Kali Hydroxit (KOH) hoặc Natri Hydroxit (NaOH) và điều chế dưới nhiều dạng: dạng viên, dạng bột, dạng nước,...

 

2. Tác dụng của nước tro tàu

Nước tro tàu được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực: vệ sinh, nấu ăn, làm bánh, công nghiệp,... phục vụ nhu cầu cần thiết của nhiều người.

 

Trong công nghiệp: Nước tro tàu là một nguyên liệu quan trọng để làm xà phòng dạng lỏng hoặc cứng.

 

Vệ sinh hàng ngày: Nước tro tàu có thể giúp tẩy trắng, xóa sạch những vết bẩn cứng đầu bám trên nồi, chảo,... Đặc biệt hơn, nước tro tàu còn có thể giúp giải quyết các vấn đề về cống thoát nước ở nhà, giúp thông cống hiệu quả.

 

Trong nấu ăn: Nước tro tàu có thể giúp rau củ tươi xanh an toàn, luôn giữ cho màu sắc rau củ khi nấu chín vẫn tươi xanh, đẹp mắt, món ăn sẽ tăng thêm phần hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, trong khi chế biến mì hoặc hoành thánh, nước tro tàu sẽ giúp phần bột mì trở nên mềm dẻo, không bị khô và nát vụn, kéo sợi dễ dàng và màu sắc vàng tươi, hấp dẫn.

Một số người còn sử dụng nước tro tàu để bảo quản trái cây đóng hộp: cam, bưởi, đào,... luôn giữ màu sắc đẹp, tươi mới.

 

Trong làm bánh: Nước tro tàu trở thành “ trợ thủ đắc lực” cho các món bánh truyền thống Việt Nam: bánh ú, bánh đúc, bánh tro,... góp phần cho bánh mềm dẻo, dai ngon và tạo màu sắc đẹp cho phần da của bánh.

Nước tro tàu còn là một thành phần quan trọng trong quá trình làm bánh trung thu, tạo cho lớp bánh có lớp vỏ mềm, màu vàng đậm đẹp mắt.

 

Lưu ý khi sử dụng nước tro tàu

Nước tro tàu truyền thống tự làm ở nhà hoặc nước tro tàu hóa học đều có tính kiềm với nồng độ khá cao, vì vậy khi sử dụng bạn cần cẩn thận tránh để dính vào tay, mắt,... vì có thể gây bỏng.

Nếu lỡ may bị dính vào, bạn cần nhanh chóng rửa chỗ đã tiếp xúc với nước tro tàu nhiều lần với nước, tránh chà xát mạnh. Sau đó bạn sử dụng một số nguyên liệu có thể trung hòa với kiềm như chanh, giấm pha loãng với một ít nước và rửa qua một lần nữa.

return to top