✴️ Bị bệnh gan dùng thuốc cần chú ý gì

Bệnh gan có thể làm thay đổi đáp ứng với thuốc. Tuy nhiên, lượng tế bào gan là lớn và bệnh gan phải rất nghiêm trọng thì những thay đổi quan trọng trong quá trình chuyển hóa thuốc mới diễn ra. Khả năng thải trừ một loại thuốc cụ thể có thể không tương quan với khả năng tổng hợp các chất như albumin hoặc các yếu tố đông máu của gan – những chất có xu hướng giảm khi chức năng gan giảm. Khác với bệnh thận trong đó các xét nghiệm chức năng thận dựa trên độ thanh thải creatinine tương quan với các thông số về thải trừ thuốc như độ thanh thải và thời gian bán hủy. Các xét nghiệm chức năng gan thường không phản ánh đúng chức năng gan thực tế nhưng đó là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan.

Đáp ứng với thuốc trong bệnh gan có thể bao gồm tất cả hoặc một số thay đổi sau:

  • Giảm chức năng chuyển hóa của gan do thiếu hoặc sai hỏng chức năng của tế bào gan.
  • Giảm thải trừ qua mật do tắc ống mật hoặc vận chuyển bất thường (ví dụ như rifampicin được thải qua mật ở dạng không chuyển hóa và có thể tích tụ ở bệnh nhân vàng da do tắc ống mật trong và ngoài gan).
  • Giảm máu tới gan do phẫu thuật shunting, tuần hoàn bàng hệ và đẩy máu kém ở bệnh nhân xơ gan và cao huyết áp.
  • Thay đổi sự phân bố của thuốc do tăng dịch ngoại bào (cổ trướng, phù nề) và giảm khối lượng cơ.
  • Giảm liên kết protein và tăng độc tính của các thuốc liên quan đến protein (ví dụ phenytoin) do giảm sản xuất albumin.
  • Tăng sinh khả dụng nhờ giảm chuyển hóa lần đầu.
  • Giảm sinh khả dụng do giảm hấp thu chất béo trong bệnh nhân ứ mật.

Trong bệnh gan nặng, tăng độ nhạy cảm đối với tác dụng của một số thuốc có thể làm tổn thương chức năng của hệ thần kinh và có thể gây hôn mê não gan (ví dụ morphine). Chứng phù nề và cổ trướng trong bệnh gan mãn tính có thể bị trầm trọng hơn do dùng các thuốc làm tích nước (ví dụ acid acetylsalicylic, ibuprofen, prednisolone, dexamethasone).

Thông thường các thuốc được chuyển hóa mà không gây tổn thương gan. Một vài loại thuốc có thể gây độc gan. Tuy nhiên, hầu hết các phản ứng độc trên gan của thuốc chỉ xảy ra ở một số trường hơp và không thể dự đoán. Ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, phản-ứng-độc-gan-phụ-thuộc-nồng-độ(type 1) có thể xảy ra ở liều thấp hơn trong khi các phản ứng không mong muốn không tiên lượng (typ 2) xảy ra thường xuyên hơn. Do vậy, những trường hợp này nên tránh dùng thuốc.

Bảng dưới đây chỉ ra các thông tin để giúp kê đơn cho bệnh nhân suy gan. Bảng chỉ bao gồm các loại thuốc cần điều chỉnh liều. Tuy nhiên, các thuốc không được nhắc đến không phải đều an toàn với gan mà có thể do thiếu thông tin cần thiết; Do đó cần tham khảo kĩ hơn cho từng loại thuốc.

Bảng các thuốc nên tránh hoặc cần thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân bị bệnh gan

Thuốc

Lưu ý

Abacavir Tránh ở bệnh nhân suy gan trung bình trừ khi cần thiết; tránh dùng ở bệnh nhân suy gan nặng
Acetylsalicylic acid Tránh – vì làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa
Alcuronium Có thể khởi phát tác dụng chậm hơn, cần liều cao hơn và thời gian hồi phục kéo dài hơn
Allopurinol Giảm liều
Aluminium hydroxide Ở bệnh nhân bị phù, tránh dùng các thuốc kháng acid chứa nhiều natri; tráng dùng những thuốc gây táo bón (Có thể gây hôn mê)
Aminophylline Giảm liều
Amitriptyline Tăng tác dụng  an thần (tránh dùng trong bệnh gan nặng)
Amodiaquine Tránh dùng
Amoxicillin + Clavulanic acid Theo dõi chức năng gan ở bệnh nhân gan. Vàng da ứ mật đã được ghi nhận hoặc trong khi hoặc sau một thời gian ngắn sau đợt điều trị; phổ biến hơn ở bệnh nhân trên 65 tuổi và nam giới; Không nên điều trị quá 14 ngày
Artemether + Lumefantrine Thận trọng trong bệnh gan nặng; theo dõi ECG và kali máu
Azathioprine Có thể cần giảm liều
Azithromycin Tránh dùng; vàng da đã được ghi nhận
Bupivacaine Tránh dùng (hoặc giảm liều) trong bệnh gan nặng
Carbamazepine Giảm chuyển hóa trong bệnh nhân gan tiến triển
Ceftriaxone Giảm liều và theo dõ nồng độ huyết tương nếu cả chức năng gan và thận suy giảm nặng
Chloramphenicol Tránh nếu có thể – tăng nguy cơ suy tủy; Giảm liều và theo dõi nồng độ chloramphenicol trong huyết tương
Chlorphenamine Tác dụng gây mê không thích hợp trong bệnh gan nặng – tránh dùng
Chlorpromazine Có thể gây hôn mê; gây độc gan
Ciclosporin Có thể cần điều chỉnh liều
Ciprofloxacin Suy giảm chức năng gan đã được ghi nhận
Clindamycin Giảm liều
Clomifene Tránh dùng trong bệnh gan nặng
Clomipramine Tác dụng an thần tăng (tránh dùng trong bệnh gan nặng)
Clonazepam Có thể gây hôn mê
Cloxacillin Chứng vàng da tắc mật có thể xảy ra cho tới vài tuần sau khi ngừng điều trị; dùng hơn 2 tuần và tuổi tăng là các yếu tố nguy cơ
Codeine Tránh hoặc giảm liều – có thể gây hôn mê
Contraceptives, đường uống Tránh dùng khi bệnh gan hoạt động hay có tiền sử dị ứng hoặc ứ mật trong thời gian mang thai
Cyclophosphamide Giảm liều
Cytarabine Giảm liều
Dacarbazine Giảm liều ở bệnh gan nhẹ đến trung bình; tránh dùng trong suy gan nặng
Daunorubicin Giảm liều
Diazepam Có thể gây hôn mê
Didanosine Thông tin không đầy đủ nhưng cân nhắc giảm liều
Doxorubicin Giảm liều theo nồng độ bilirubin
Doxycycline Tránh dùng (hoặc thận trọng khi sử dụng)
Efavirenz Theo dõi chức năng gan ở bệnh gan nhẹ đến trung bình; tránh dùng trong bệnh gan nặng
Enalapril Theo dõi chặt chẽ ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan
Ergometrine Tránh dùng trong bệnh gan nặng
Ergotamine Tránh dùng trong bệnh gan nặng – tăng nguy cơ gây độc gan
Erythromycin Có thể gây độc gan kiểu đặc ứng
Ether, gây mê Tránh dùng
Ethinylestradiol Tránh dùng; xemthuốc tránh tai (Contraceptives), đường uống
Etoposide Tránh dùng trong bệnh gan nặng
Fluconazole Độc tính trên gan
Fluorouracil Thận trọng khi sử dụng
Fluphenazine Có thể gây hôn mê; gây độc gan
Furosemide Hạ kali máu có thể gây hôn mê (sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali để cải thiện); Tăng nguy cơ hạ kali máu trong xơ gan do rượu
Glibenclamide Tăng nguy cơ hạ đường huyết trong bệnh gan nặng; Tránh hoặc sử dụng liều nhỏ; Có thể gây vàng da
Griseofulvin Tránh dùng trong bệnh gan nặng
Haloperidol Có thể gây hôn mê
Halothane Tránh dùng ở bệnh nhân có tiền sử sốt  hay vàng  da không giải thích được sau khi tiếp xúc với halothane
Heparin Giảm liều ở bệnh gan nặng
Hydralazine Giảm liều
Hydrochlorothiazide Tránh dùng trong suy gan nặng; giảm kali huyết có thể gây hôn mê (thuốc lợi tiểu giữ kali có thể cải thiện tình trạng này); tăng nguy cơ hạ kali máu ở bệnh nhân xơ gan do rượu
Ibuprofen Tăng nguy cơ chảy máu ống tiêu hóa và có thể gây giữ dịch kẽ; tránh dùng trong suy gan nặng
Indinavir Giảm liều còn 600g/8 giờ trong suy gan nhẹ đến trung bình; không được nghiên cứu trong suy gan nặng
Iopanoic acid Tránh dùng trong bệnh gan nặng
Isonazid Thận trọng khi sử dụng; theo dõi chức năng gan thường xuyên và định kì trong 2 tháng đầu
Levonorgestrel Tránh dùng khi bệnh gan hoạt động hay có tiền sử dị ứng hoặc ứ mật trong thời gian mang thai
Lidocaine Tránh (hay giảm liều) trong bệnh gan nặng
Lopinavir + Ritonavir Tránh dùng đường uống vì hàm lượng propylen glycol; Thận trọng khi sử dụng viên nén với bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình và tránh dùng trong những trường hợp nặng
Magnesium hydroxide Tránh dùng trong hôn mê gan nếu có nguy cơ suy thận
Magnesium sulfate Tránh dùng trong hôn mê gan nếu có nguy cơ suy thận
Medroxyprogesterone Tránh dùng khi bệnh gan hoạt động hay có tiền sử dị ứng hoặc ứ mật trong thời gian mang thai
Mefloquine Tránh dùng dự phòng trong bệnh gan nặng
Meglumineantimoniate Xem Pentavalentantimonycompounds
Mercaptopurine Có thể cần giảm liều
Metformin Dừng thuốc khi giảm oxy máu tới mô
Methotrexate Độc tính phụ thuộc liều – tránh dùng trong trường hợp không phải bệnh ác tính (ví dụ, bệnh thấp khớp)
Methyldopa Nhà sản xuất khuyến cáo nên thận trọng với bệnh nhân có tiền sử bệnh gan; tránh dùng khi bệnh gan hoạt động
Metoclopramide Giảm liều
Metronidazole Với bệnh gan nặng, giảm liều tổng cộng hàng ngày còn 1/3 và dùng liều duy nhất mỗi ngày
Morphine Tránh dùng hoặc giảm liều – có thể gây hôn mê
Nalidixicacid Suy giảm chức năng gan đã được báo cáo; phản ứng liên hợp một phần trong gan
Nelfinavir Không có thông tin – nhà sản xuất khuyên nên thận trọng
Nevirapine Thận trọng khi suy gan trung bình; tránh dùng trong suy gan nặng;
Nìedipine Giảm liều
Nitrofurantoin Vàng da tắc mật hay viêm gan hoạt động mạn tính đã được ghi nhận
Norethisterone Tránh dùng khi bệnh gan biểu hiện hay có tiền sử dị ứng hoặc ứ mật trong thời gian mang thai
Ofloxacin Làm rối loạn chức năng gan;giảm liều ở bệnh gan nặng
Paracetamol Độc tính liên quan đến liều – tránh dùng liều lớn
Pentavalentantimony compounds Tăng  nguy cơ tổn thương và suy gan ở bệnh nhân đã bị bệnh gan trước đây
Phenobarbital Có thể gây hôn mê
Phenytoin Giảm liều để tránh độc tính
Prednisolone Gặp nhiều tác dụng phụ hơn
Procainamide Tránh dùng hoặc giảm liều
Procarbazine Tránh dùng trong bệnh gan nặng
Promethazine Tránh dùng—có thể gây hôn mê trong bệnh gan nặng; độc gan
Propranolol Giảm liều uống
Propylthiouracil Giảm liều;
Pyrazinamide Tránh dùng – tăng độc tính cho gan
Ranitidine Tăng nguy cơ lú lẫn; giảm liều.
Rifampicin Giảm thải trừ; có thể tăng nguy cơ gây độc gan; tránh hoặc dùng liều không quá 8mg/kg/ngày
Ritonavir xemLopinavir+Ritonavir
Saquinavir Nồng độ huyết tương có thể tăng lên; Viên nang chứa gel nênthận trọng với suy gan trung bình và không dùng khi suy giảm trầm trọng

 

Viên nang chứa saquinavir mesilate khuyến cáo nên thận thận trong trường hợp suy gan nặng

Sodium nitroprusside Tránh dùng trong suy gan nặng
Sodium valproate Xem Valproic acid
Sulfadiazine Tránh dùng trong suy gan nặng
Sulfamethoxazole + Trimethoprim Nên tránh dùng khi bị bệnh gan nặng
Suxamethonium Bệnh nhân suy gan nặng có thể ngưng thở kéo dài do giảm tổng hợp cholinesterase trong huyết tương
Testosterone Nên tránh vì có độc tính liên quan đến liều và giữ dịch
Theophylline Giảm liều
Thiopental Giảm liều trong cảm ứng ở bệnh gan nặng
Valproicacid Tránh nếu có thể do gây độc gan và suy gan thường xuyên (thường là trong 6 tháng đầu)
Verapamil Giảm liều uống
Vinblastine Giảm liều khi cần
Vincristine Giảm liều khi cần
Warfarin Tránh dùng trong suy gan nặng, đặc biệt là khi thời gian prothrombin kéo dài
Zidovudine Có thể bị tích lũy

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top