Biên soạn: TS.DS. Võ Thị Hà
Diazepam là thuốc hướng thần thuộc nhóm benzodiazepine. Thuốc được điều chế dưới các dạng và hàm lượng như sau:
Đặc điểm của các đường dùng diazepam:
Dùng đường trực tràng dung dịch diazepam tĩnh mạch: đã được sử dụng thành công để điều trị động kinh/co giật kéo dài cho trẻ tại bệnh viện hoặc tại nhà (2). Đường trực tràng thường dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi đường IV không thể dùng (3).
Diazepam là thuốc được lựa chọn đầu tay (first-line) để điều trị động kinh/co giật trong những trường hợp khẩn cấp, thường sử dụng đường tiêm IV. Tuy nhiên đối với bệnh nhân trẻ em một số trường hợp rất khó sử dụng được đường tiêm do sự không hợp tác. Thay vào đó, sử dụng đường trực tràng của dung dịch diazepam IV không pha loãng đã được sử dụng thành công để điều trị bệnh động kinh tại bệnh viện và tại nhà (1), (2) .
Kinh nghiệm cho thấy diazepam đường trực tràng có hiệu quả nhanh ở trẻ, dường như nó hiệu quả ngang với dùng IV (2). Diazepam IV hay đường trực tràng giúp dừng co giật trên 80% trường hợp trong vòng 10-15 phút. Một nghiên cứu cho thấy dùng diazepam IV để bơm trực tràng cho hiệu quả và an toàn ở trẻ tương tự dùng diazepam chế phẩm dung dịch bơm trực tràng (4).
Chỉ định dùng diazepam trực tràng ở nhà cho trẻ
Hướng dẫn dùng diazepam trực tràng ở nhà cho trẻ (2)
Liều khuyến cáo cho trẻ là 0,5mg/kg (Max: 10mg). Chế phẩm IV được dùng để bơm trực tràng.
Cân nhắc kê diazepam trực tràng dùng ở nhà cho các tình huống sau:
Diazepam trực tràng không nên dùng để quản lý các BN với động kinh đã kiểm soát tốt.
Bộ kit diazepam trực tràng (5)
Gồm:
Cách dùng
Thời điểm dùng diazepam trực tràng nên được cá thể hóa cho mỗi trẻ. Nhìn chung, diazepam được dùng nếu trẻ động kinh không dừng trong 5-10 phút. Một số người nhà trẻ có thể được hướng dẫn cách dùng diazepam trực tràng khi bắt đầu động kinh hoặc khi động kinh thay đổi theo một số cách thức nhất định – nếu tiền sử của trẻ gợi ý là những tình huống đó thường dẫn đến tình trạng epilepticus hay các biến chứng khác.
Quản lý sơ cứu bằng cách phòng tổn thương và bảo vệ đường thở cho trẻ. Người nhà trẻ cần được tập huấn về hồi sức tim phổi nhi khoa cơ bản trước khi dùng diazepam trực tràng vì dùng diazepam có nguy cơ gây ức chế hô hấp. Người nhà trẻ nên gọi cấp cứu và sau đó có thể dùng diazepam trực tràng cho trẻ.
Kỹ thuật đưa thuốc khác nhau có thể dùng bơm tiêm tuberculin (không có kim tiêm) hoặc bơm tiêm với ống thụt trực tràng (rectal tube). Nếu dùng ống thụt trực tràng, điều quan trọng là cần rút liều thuốc bằng ống thụt trực tràng đã được gắn sẵn với bơm tiêm để lấp khoảng trống chết (dead space) trong ống và vì vậy bảo đảm dùng liều đúng. Dùng ống thụt trực tràng mềm phù hơp và trơn (lubricated) là cần thiết vì có những báo cáo ghi nhận khi dùng vòi phun (nozzles) nhựa chứng gây tổn thương trực tràng. Khuyến cáo là chỉ thụt ống hay bơm tiêm chỉ 4-5cm vào trong trực tràng. Theo lý thuyết, nếu thụt sâu hơn vào trực tràng có thể gây tăng chuyển hóa first-pass qua gan, nhưng điều này thường ít quan trọng về lâm sàng đối với diazepam trực tràng. Sau khi dùng thuốc, giữ nguyên vị trí và giữ hai mông với nhau vài phút để hạn chế thoát thuốc khỏi trực tràng.
Tài liệu tham khảo:
1. Seigler RS. The administration of rectal diazepam for acute management of seizures. J Emerg Med 1990;8:155-9.
2. Charles O’Sullivan and A. Simon Harvey. The use of rectal diazepam for the treatment of prolonged convulsions in children. Aust Prescr 1998;21:35-6. Link: https://www.nps.org.au/australian-prescriber/articles/the-use-of-rectal-diazepam-for-the-treatment-of-prolonged-convulsions-in-children
3. Sykes RM1, Okonofua JA. Rectal diazepam solution in the treatment of convulsions in the children’s emergency room. Ann Trop Paediatr. 1988 Dec;8(4):259-61.
4. Chiang LM et al. Rectal diazepam solution is as good as rectal administration of intravenous diazepam in the first-aid cessation of seizures in children with intractable epilepsy. Pediatr Neonatol. 2011 Feb;52(1):30-3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21385654
5. http://www.rch.org.au/uploadedFiles/Main/Content/cep/diazepam_brochure.pdf
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh