Bạn không thể biết khi nào mình bị đột quỵ
“ Đột quỵ âm thầm” là có thật. Bởi vì đột quỵ xuất hiện khi một mạch máu bị vỡ hay bị tắc nghẽn, nó có thể bị tắc nghẽn từ từ hoặc đột ngột. Do vậy bạn không thể ý thức được khi nào thì đột quỵ xảy ra. Bạn chỉ biết được nguyên nhân khi bạn bị được chụp CT sọ não và phát hiện ra tổn thương vĩnh viễn.
“Đột quỵ âm thầm” và ‘đột quỵ thoáng qua” là một
Không phải. Đột quỵ thoáng qua xảy ra khi một cục máu đông chặn dòng máu đến não trong 1 thời gian ngắn khiến một phần não không nhận được máu nên đây là tình trạng tạm thời, không giống như đột quỵ thực sự xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn.
Đột quỵ thoáng qua đến và đi rất nhanh, nó có thể chỉ diễn ra trong một phút. Nếu bạn bị đột quỵ thoáng qua thì đó là dấu hiệu để cảnh báo một nguy cơ đột quỵ thật sự sắp xảy đến với bạn trog thời gian tới.
Nếu thấy ai đó bị đột quỵ thì bạn nên làm gì
Gọi cấp cứu và ghi nhớ lại thời gian người đó bị đột quỵ.
Thời gian rất quan trọng tong điều trị đột quỵ. Bởi mỗi giây trôi qua não không nhận được oxi sẽ càng gia tăng nguy cơ tổn thương vĩnh viễn không hồi phục. Nếu đột quỵ bị gây ra bởi cục máu đông các nhân viên cấp cứu sẽ cho bạn dùng một loại thuốc có tên là tPA để làm tan máu giúp lưu thông máu đến phàn não bị thiếu oxi tránh tổn thương vĩnh viễn.
Cơ hội cho sự phục hồi tốt nhất là người bị đột quỵ được điều trị bằng tPA trong vòng 3,5 đến 4,5 tiếng sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ. Do đó việc ghi nhớ thời gian và được cấp cứu kịp thời là điều tiên quyết để tránh được một cuộc sống phụ thuộc vào người khác của bệnh nhân đột quỵ.
Càng tức giận nhiều càng dễ bị đột quỵ
Đúng vậy. Những người dễ tức giận có thể khiến mạch máu bị thu hẹp lại và huyết áp tăng lên, kể cả những người hay có cơn bực tức ngắn thì dộng mách ở cổ của họ cũng bị dày lên , tạo điều kiện cho đột quỵ dễ xảy ra hơn. Nếu bạn là người khó có thể kiểm soát được sự tức giận hãy tìm đến những chuyên gia tâm lý để học cách giải quyết vấn đề mà không giận dữ đồng thời đó cũng là cách phòng chống bệnh đột quỵ.
Bạn có thể đảo ngược lại tổn thương do đột quỵ
Phục hồi chức năng có thể giúp bạn học cách xoay xở các vấn đề sau khi bị đột quỵ nhưng nó không thể làm lành lại các tổn thương bị gây ra bởi đột quỵ. Các tổn thương trên não có thể gây ra tình trạng liệt một bên hay liệt toàn bộ, khó nói, khó cử động. Do vậy, vật lý trị liệu giúp cũng cố lại sức mạnh và các hoạt động phối hợp với nhau một cách linh hoạt hơn trong các động tác sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, đi vệ sinh, thay đồ. Ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp bạ cỉa thiện được khả năng giao tiếp.
Chảy máu não là nguyên nhân thường gặp nhất của đột quỵ
Đột quỵ thường gây ra bởi hai nguyên nhân đó là tắc mạch não và chảy máu não. Nhưng tăc mạch lại là nguyên nhân phổ biến nhất, còn vỡ mạch chỉ chiếm 135 các ca đột quỵ. Tắc mạch có thể do cục máu đông hoặc do xơ vữa mạch máu.
Những dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ là khó nói, khó cử động và đau ngực?
Thực ra, khó nói, yếu nửa người tự dưng xuất hiện mới là những dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ. Còn đau ngực chỉ xuất hiện khi bị đau tim nó cũng rất nguy hiểm và cần được điều trị y tế ngay khẩn cấp.
Tổn thương não do đột quỵ ở bên phải nhưng bạn lại yếu nửa người bên trái
Đúng thế. Đó là do cấu tạo não của chúng ta, não bên phải sẽ kiểm soát các hành động của nửa người bên trái và ngược lại. Bất kỳ tác động nào lên một bên não đều gây ảnh hưởng đến phần cơ thể đối diện. Một số dấu hiệu cản báo đột quỵ mà bạn có thể thấy đó là tê bì tay chân một bên, một bên mặt khó cử động và một bên mắt nhìn mờ đi.
Phụ nữ bị chứng đau nửa đầu có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn
Đột quỵ thường xảy ra ở phụ nữ có chứng đau nửa đầu có aura. Nhưng nguy cơ này lại thấp hơn rất nhiều nếu như so với những người bị bệnh tim mạch hay mỡ máu hoặc cao huyết áp. Theo thống kê thì khả năng bị liệt sau đột quỵ thường lại không xảy ra với phụ nữ có tiền sử bị đau nửa đầu và các nhà nghiên cứu cũng chưa tìm ra được cơ chế của việc này.
Nếu bạn đang chịu đựng chứng đau nửa đầu có cơn aura thường xuyên thì các bác sỹ khuyên bạn nên dừng uống các thuốc tránh thai để giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ
Dấu hiệu của đột quỵ phụ thuộc vào phần não không được cấp máu
Đúng thế. Khi một phần nào đó của não đột nhiên không nhận được dòng máu mang oxi đến có có thể ngừng làm việc ngay lập tức. Nếu đó là khu vực chịu trách nhiệm cho ngôn ngữ thì bạn sẽ xuất hiện khó nói. Nếu đó là phần não chịu trách nhiệm chi phối vận động thì bạn sẽ thấy xuất hiện khó cử động cánh tay hoặc chân.
Nhưng phụ nữ có tuổi thường hay bị đột quỵ hơn nam giới có tuổi
Rất tiếc là không đúng. Đàn ông trên 65 tuổi thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới cùng tuổi. Một số nguy cơ khác cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ đó là bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp và tiền sử gia đình có người bị đột quỵ.
Chủng tộc cũng có phần liên quan đến đột quỵ. Ví dụ, người Mỹ da trắng, người gốc Phi hoặc Latinh thường mắc đột quỵ hơn người Mỹ gốc Á.
Để giảm nguy cơ mắc đột quỵ thì bạn nên làm gì?
Nếu như bạn là người nghiện thuốc lá thì tốt nhất là bạn nên bỏ thuốc lá đi vì hút thuốc lá không chỉ làm cho mạch máu của bạn dày lên mà còn làm cho cục máu đông dễ hình thành hơn và huyết áp cũng tăng lên. Nếu không phải là người hút thuốc lá thì bạn phải chăm vận động lên vì ngồi nhiều khiến máu lưu thông không được dễ dàng tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành. Một điều quan trong khác đó la phải duy trì được cân nặng cho phép ổn định, không chỉ giúp bạn phòng chống được đột quỵ mà còn nhiều bệnh khác nữa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh