✴️ Thuốc kháng nấm có thể tìm mua tại nhà thuốc

Nội dung

Bệnh nấm được chia làm 4 nhóm chính

+ Nấm bề mặt: Ở lớp da ngoài cùng và nấm tóc như lang ben, trứng tóc, viêm ống tai ngoài do nấm.

+ Nấm ngoài da: Ở lớp biểu bì sâu và mỏng như chốc đầu, nấm bẹn, hắc lào, nấm móng, nấm thân.

+ Nấm dưới da: Ở lớp biểu bì và mô dưới da như Sporotrium.

+ Nấm nội tạng: Nấm bên trong nội tạng. Những thuốc trị bệnh này đương nhiên phải do Bác sĩ trong bệnh viện quyết định, không thể dùng tùy tiện. Không thuộc phạm vi nhà thuốc.

 

Nguyên tắc chọn thuốc trị nấm

+ Lựa chọn thuốc kháng nấm dựa vào chủng loại nấm, vị trí bị bệnh.

+ Cắt ngắn tóc (nếu bị nấm tóc) hoặc móng (nếu là nấm móng), cạo râu nếu nấm ở vùng râu cằm.

+ Kết hợp giữ vệ sinh, làm sạch và khô vùng da bị nấm, có thể dùng bột talc làm khô. Không mặc đồ ẩm hoặc quá chật, không ngủ khi tóc còn ướt. Vệ sinh giường chiếu, giặt giũ quần áo sạch sẽ. Không dùng chung đồ với người khác để tránh lây bệnh.

+ Điều trị các nhiễm khuẩn kèm theo. Không tự ý lạm dụng corticoid trong bệnh nhiễm nấm, vì corticoid gây ức chế miễn dịch có khả năng làm nặng hơn tình trạng bệnh.

+ Sử dụng thuốc chống nấm (đường uống) thận trọng và theo dõi kỹ, phải là chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa. Nhà thuốc không nên tự ý cho bệnh nhân sử dụng – trừ trường hợp dùng liều duy nhất.

Phổ tác dụng của các thuốc kháng nấm

 

Bảng tóm tắt các thuốc trị nấm

• Ketoconazole: Trị nấm ngoài da như nấm da cạn, nấm móng, nấm kẽ chân, lang ben, nấm da đầu, viêm nang lông do Pityrosporum. Trị nấm Candida ngoài da.

• Clotrimazole (Ultracomb, Gentridecme): Trị nấm tiena pedis (nấm da chân, nấm kẽ chân); tiena cruris (nấm bẹn); tiena corporis (nấm da thân, lác đồng tiền); tiena versicolor (lang ben). Trị nấm Candida ngoài da

• Fluconazole:  Candida miệng hầu, nhiễm Coccidioides. Trị nhiễm nấm âm đạo : PO 150mg liều duy nhất.

• Các loại khác: Itraconazol, Miconazol, Econazol, Flutrimazol , Nystatin ( không hấp thu qua ống tiêu hóa )...

• Amphotericin B: Ít hấp thu qua ruột nên uống chỉ trị nấm đường ruột. Có phổ kháng nấm rộng nhất và là thuốc trị hầu hết nấm nội tạng. Thuốc có độc tính cao, thường gặp nhất là độc thận.

• Flucytosin: Dùng kết hợp Amphotericin B để tránh kháng thuốc. Dùng trong nhiễm Candida toàn thân hoặc viêm màng não do Cryptococcus.

• Thuốc ngoài da : Terbinafin, butenafin.

Terbinabin và butenafin tích tụ tại keratin nên có tác dụng tốt trên nấm móng.

• Griseofulvin : Có tính kiềm nấm. Dạng tại chỗ tác động kém, trị nấm móng, nấm tóc, nấm da do Microsporum, Epidermophyton, Trichophyton. Rất hiệu quả với Trichophyton.

 

Phân chia thuốc kháng nấm theo phổ tác dụng

Thuốc kháng nấm tác dụng toàn thân sẽ gồm:

  • Dạng tiêm – tiêm truyền: Amphotericin B 50mg, Fluconazol 2mg/ml, Flucytosin 10mg/ml, Caspofungin (bột pha tiêm: 50mg, 70mg).
  • Dạng uống: Fluconazol (viên: 50mg, viên 150mg; bột pha hỗn dịch: 10mg/ml (sau pha). Griseofulvin (viên: 125 mg, 250 mg, 500 mg; hỗn dịch: 25mg/ml). Nystatin (viên: 250.000 IU, 500.000 IU; hỗn dịch 100.000IU/ml). Flucytosin 250mg. Itraconazol (viên 100mg).

Thuốc kháng nấm tác dụng tại chỗ:

  • Dạng đặt âm đạo: Clotrimazol (viên đặt 50 mg, 100 mg, 500 mg); Nystatin (viên đặt 100.000IU). Trong các viên thuốc đặt có thể chứa thêm một số thành phần hoạt chất khác ngoài hoạt chất chống nấm.
  • Dạng dùng ngoài: Acid Benzoic + Acid Salicylic (kem, mỡ: 3%, 6%); Cồn A.S.A (cồn thuốc); Cồn BSI (cồn thuốc); Clotrimazol (kem 1%); Ketoconazol (kem 2%); Miconazol (kem 2%); Terbinafin (kem, mỡ 1%); Natri thiosulfat (dung dịch 15%); Nystatin (Rơ miệng: 25.000IU/1g).

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top