✴️ Các vitamin

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Khái niệm chung

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được, phần lớn phải đưa từ ngoài vào bằng con đường ăn uống. Từ vitamin xuất phát từ ”vitamine”, 1 từ ghép gồm 2 từ vital ( sống còn ) và amine...

Vitamin đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người, nó tham gia vào quá trình chuyển hóa của tất cả các chất trong cơ thể. Mặc dù nhu cầu vitamin hàng ngày của cơ thể rất ít, nhưng là những chất xúc tác không thể thiếu được trong quá trình chuyển hóa các chất, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Nếu thiếu vitamin sẽ gây ra những rối loạn trầm trọng, sinh bệnh và nếu kéo dài có thể sẽ tử vong...

Phân loại :

Các vitamin thường được chia làm 2 nhóm :

Các vitamin tan trong nước ( water-soluble vitamin ) : gồm có thiamine ( vitamin  B1 ), riboflavin ( tên khác : vitamin B2, riboflavine… ), niacin ( tên khác : nicotinic acid, vitamin B3…; tên cũ : vitamin PP ), pyridoxine ( tên khác : vitamin B6…), vitamin B12, biotin ( tên khác : vitamin H, vitamin B7 ), folic acid (also known as folate (the form naturally occurring in the body), vitamin B9, vitamin Bc (or folacin), pteroyl-L-glutamic acid, pteroyl-L-glutamate, and pteroylmonoglutamic acid), vitamin C...

Các vitamin tan trong dầu ( fat-soluble vitamin ) : vitamin A, D, E, K.

Ở người chỉ có 13 vitamin, gồm 9 vitamin tan trong nước ( 8 vitamin nhóm B và vitamin C ), 4 vitamin tan trong dầu.

 

CÁC THUỐC

Các vitamin tan trong nước

Nguồn gốc 

Thiên nhiên : có nhiều trong men bia, cám gạo, đậu tương; có ít hơn trong sữa, gan, thận, lòng đỏ trứng, thịt...

Tổng hợp : năm 1936.

Thiếu thiamine  

Gây bệnh tê phù ( Beri-Beri ) : mệt mỏi, kém ăn, giảm trí nhớ, viêm đa dây thần kinh, giảm trương lực cơ; nếu thiếu nặng có thể suy tim…

Hội chứng Wernicke-Korsakoff ( còn gọi là hội chứng “não ướt” (  wet brain syndrome ), chứng loạn thần Korsakoff ( Korsakoff's psychosis ), bệnh não do rượu ( alcoholic encephalopathy, encephalopathy – alcoholic ), bệnh Wernicke ( Wernicke's disease )).

Vai trò sinh lý 

Trong cơ thể, thiamine tồn tại du­ới dạng có hoạt tính là coenzyme thiamine pyrophosphate, tham gia vào quá trình chuyển hoá glucid, protid, lipid và chất khoáng, tham gia tổng hợp acetylcholine, vào các phản ứng của chu trình Krebs, đảm bảo quá trình hoạt động của hệ TKTƯ và ngoại vi, hệ cơ x­uơng, tim mạch… Những cơ quan này lấy năng lư­ợng chủ yếu từ nguồn glucid.

Chỉ định

Bệnh tê phù ( Beri-Beri ) do thiếu thiamine.

Viêm đa dây thần kinh.

Nghiện rượu.

Người lao động nặng.

Phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ.

Rối loạn tiêu hóa.

Mắc bệnh tim mạch.

Nhược cơ.

Đang được nuôi dưỡng nhân tạo…

Chống chỉ định  

Tiêm tĩnh mạch ( có thể gây shock thiamine ).

Quá mẫn cảm với thuốc.

Chế phẩm và liều lượng :

Trung bình người lớn uống 0,04- 0,1g/ ngày hoặc tiêm bắp 0,05 g/ ngày.

Liều cao 0,1- 1,0g/ ngày (chia 2- 3 lần) dùng để điều tị viêm dây thần kinh, đau khớp, đau mình mẩy.

Khi nhu cầu sử dụng glucid tăng thì cần tăng liều lượng thiamin. Cứ 1000 calo có nguồn từ glucid cần 0,5 mg thiamin.

Không tiêm trực tiếp vitamin B1 vào tĩnh mạch gây shock có thể dẫn đến tử vong. Có thể pha 100 mg thiamin trong 1 lít dung dịch glucose để nhỏ giọt tĩnh mạch.

Tự nhiên : có nhiều trong thịt, gan, sữa, lòng đỏ trứng, men bia, mầm lúa mì, rau xanh...

Tổng hợp : năm 1938.

Thiếu pyridoxine

Hiếm gặp, có thể gặp ở bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng hoặc dùng các thuốc isoniazid ( tên khác : INH, hydrazide, hydrazid; HIA…), penicillamine, cycloserine, hydralazine, oestrogens ( hay estrogens, œstrogens )...

Triệu chứng :

Rối loạn chuyển hoá protid, viêm da, viêm lưỡi.

Viêm đa dây thần kinh, mất ngủ, co giật, suy nhược thần kinh…

Chỉ định 

Bệnh về thần kinh : viêm đa dây thần kinh, co giật ở trẻ em, chấn thương sọ não, suy nhược thần kinh …

Mắt : viêm dây thần kinh thị giác do rượu.

Tim mạch : nhồi máu cơ tim, viêm mạch vành di chứng.

Suy nhược cơ thể; phụ nữ có thai…

Rối loạn chuyển hoá protid : bỏng, các bệnh nhiễm độc, nhiễm trùng, bệnh  phóng xạ, thiếu máu và giảm bạch cầu hạt do thuốc ( NSAIDs, thuốc chống ung thư, sulfamide…).

Ngộ độc thuốc : isoniazid, benzene, ethanol…

Chống chỉ định:

Phối hợp với levodopa ( tên khác : L-DOPA, DOPA…).

Quá mẫn cảm với thuốc.

Chế phẩm và liều lượng :

Thuốc được dùng đường uống, tiêm bắp hoặc dưới da 0,05 - 0,1g/ ngày cho những người có viêm dây thần kinh ngoại vi, thần kinh thị giác, xơ vữa động mạch, động kinh, chứng múa vờn ở trẻ em, người say tàu xe, viêm niêm mạc miệng, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt hoặc khi dùng kèm 1 số thuốc.

Vitamin C

Nguồn gốc :

Tự nhiên : có nhiều trong rau quả tươi : cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua, các loại rau cải ( cải xoong )…

Tổng hợp : 1933.

Thiếu vitamin C  

Gây bệnh Scorbut ( acid ascorbic = acid làm mất bệnh Scorbut ). Triệu chứng bao gồm :

Người lớn : xuất huyết da dạng ( chảy máu cam, chảy máu chân răng, bọc máu dưới màng xương, xuất huyết dưới da ), viêm lợi, tăng sừng hóa ở nang lông, rụng răng…

Trẻ em còn bú : chảy máu dưới màng xương, nhất là ở chi dưới, dễ xuất huyết dưới da, vết thương lâu lành…

Chỉ định

Dự phòng và điều trị bệnh Scorbut.

Các chứng chảy máu do thiếu vitamin C.

Các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, mệt mỏi, thiếu máu, dị ứng, bệnh phóng xạ…

Phụ nữ có thai, người nghiện thuốc lá, nghiện rượu…

Chống chỉ định 

Nếu dùng liều > 1g/24 h : sỏi thận, người có tăng oxalate niệu và rối loạn chuyển hóa oxalate ( do làm tăng nguy cơ tạo sỏi ), mắc bệnh thalassemia ( hay  thalassaemia ) ( do tăng nguy cơ hấp thu sắt ), thiếu enzyme G6PD ( Glucose-6-phosphate dehydrogenase )( do tăng nguy cơ thiếu máu huyết tán ).

Quá mẫn cảm với thuốc.

Chế phẩm và liều lượng :

Uống trung bình 0,2- 0,5g/ ngày, nên chia liều nhỏ uống nhiều lần trong ngày.

Tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch không vượt quá 1g/ ngày. Chú ý  có thể gặp schock khitiêm, đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch.

Trẻ em dùng một nửa liều người lớn.

Vitamin B12

Khái niệm chung :

Vitamin B12 là tên chung chỉ các cobamide hoạt động trong cơ thể : đó là cyanocobalamin, hydroxocobalamin, 5-deoxyadenosylcobalamin và methylcobalamin. Tuy nhiên chỉ có cyanocobalamin và hydroxocobalamin ( là 2 cobamide ổn định và có hiệu lực cao nhất ) là được áp dụng trong điều trị.

Cyanocobalamin

Hydroxocobalamin

Hình 4 : Vitamin B12

Biệt dược  

Cyanocobalamin : cyomindicopacnascobalrubramin PCanacobinbedozvibalvibisone

Hydroxocobalamin : alpharedisolacti-B12cyanokithydro cobexhydroxy cobal

Nguồn gốc 

Chủ yếu là các thực phẩm có nguồn gốc động vật : thịt, cá, trứng, gan…

Ngoài ra, vitamin B12 còn được tổng hợp ( từ năm 1956 ) từ môi trường nuôi cấy Streptomyces griseus hoặc tổng hợp nhờ một số vi khuẩn ruột.

Thiếu vitamin B12 

Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to ( thiếu máu ác tính, thiếu máu Biermer ).

Triệu chứng thần kinh : rối loạn cảm giác ( dị cảm ) và vận động ( khu trú ở tứ chi ), viêm đa dây thần kinh, mất điều hoà động tác vận động ( thất điều ), rối loạn tâm thần…( các triệu chứng này có thể có hoặc không kèm theo thiếu máu ).

Chỉ định  

Thiếu máu ác tính.

Viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh…

Rối loạn chuyển hoá ( chậm phát triển, suy nhược cơ thể, già yếu, suy dinh dưỡng ).

Điều trị hỗ trợ, tăng sức đề kháng trong nhiễm độc, nhiễm khuẩn.

Rối loạn tâm thần.

Dự phòng và điều trị thiếu máu, tổn thương thần kinh ở phụ nữ có thai, nhiễm  giun móc, thiếu máu sau phẫu thuật ( cắt dạ dày ), viêm teo dạ dày, viêm ruột mạn tính, một số bệnh do virus hướng thần kinh gây ra…

Chống chỉ định 

Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

Các bệnh ung thư.

Quá mẫn cảm với thuốc.

Một số chế phẩm phối hợp của vitamin

Ancopir, arginotri B, becozym, betalgin và betalgin F, enervon C, nevramin, scanneuron, synervit, terneurin, trivit-B…

Các vitamin tan trong dầu

Vitamin A

Có trong gan ( cá thu, fletan ), bơ, sữa, lòng đỏ trứng, cám.

Ba tiền vitamin A ( alpha, beta, gamma-carotene ) có nguồn gốc thực vật ( như gấc, cà-rốt... ).

Vitamin A có 3 dạng : retinol, retinal, acid retinoic.

Hình 6 : Công thức cấu tạo các dạng vitamin A

Thiếu vitamin A  

Hay gặp là tổn thương ở mắt : quáng gà, khô mắt, khô màng tiếp hợp, khô giác mạc, mắt dễ nhiễm khuẩn, cuối cùng gây mù…

Rối loạn tiêu hóa : chán ăn, chậm lớn, ỉa chảy…

Có thể tổn thương da, niêm mạc : khô da, sừng hóa da do thoái hóa tuyến mồ hôi, tróc vảy biểu mô tiết niệu - sinh dục…

Chỉ định

Bệnh khô mắt, quáng gà.

Bệnh về da, lông, tóc, móng, vết thương, bỏng ( làm chóng liền vết thương, vết bỏng ).

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh gan mật, bệnh trứng cá...

Trẻ em chậm lớn.

Làm tăng thị lực lúc hoàng hôn cho các phi công, lái xe ...

Chống chỉ định 

Phối hợp với paraffin dạng dầu ( vì ngăn cản hấp thu vitamin A qua ruột ).

Tình trạng thừa vitamin A.

Quá mẫn cảm với thuốc.

Chế phẩm và liều lượng :

Viên nang, viên nén 5000 ; 50000 đơn vị.

Viên nang dầu cá chứa lượng vitamin A khác nhau tuỳ từng chế phẩm và thường dao động từ 200-800 đơn vị.

Uống 5000 đơn vị mỗi ngày hoặc cách 10- 15 ngày uống 50.000 đơn vị.

Phụ nữ có thai uống dưới 2500 đơn vị/ ngày.

Vitamin D

Tên khác : calciferol…

Nguồn gốc : vitamin D gồm  6 loại từ D1 đến D6. Tuy nhiên chỉ có 2 dạng có hoạt tính :

Loại tổng hợp : ergocalciferol ( tên khác: vitamin D2, synthetic vitamin D  ) hay dùng trong điều trị.

Loại tự nhiên : cholecalciferol ( tên khác : vitamin D3; cholecalciferol, D3; colecalciferol…   ) chiết từ dầu gan cá.

Dưới tác dụng của tia cực tím, ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại thì                              7-dehydrocholesterol ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D3.

Biệt dược

Ergocalciferol : buco-Dcalciferolcalciferon 2condacapscondocapscondolcrtroncrystallina

Cholecalciferol : calcioldelsteroldelta-Ddeparalebivit

Thiếu vitamin D 

Gây thiếu chất khoáng cho xương và răng, giảm Ca2+/máu. Nếu thiếu vitamin D lâu ngày gây cường tuyến cận giáp trạng. Hậu quả gây còi xương ở trẻ em, mềm xương ở người lớn.

Chỉ định  

Phòng và điều trị còi xương ở trẻ em.

Chứng xốp xương, mềm xương, gẫy xương lâu lành.

Bệnh suy tuyến cận giáp.

Chống chỉ định

Lao phổi đang tiến triển.

Bệnh cấp ở gan, thận.

Tăng Ca2+/máu, tăng Ca2+/niệu và sỏi calcium.

Quá mẫn cảm với thuốc.

Chế phẩm và liều lượng :

Một đơn vị quốc tế vitamin D bằng 25 nanogam ergocalciferol hoặc colecalciferol. Hiện nay có nhiều chế phẩm dạng viên nang, viên nén, dung dịch uống hoặc tiêm bắp chứa ergocalciferol, colecalciferol, alfacalcidol, calcitriol, hoặc dihydrotachysterol hàm lượng khác nhau.

Phòng bệnh (trẻ em): uống 500- 1000 đơn vị/ ngày hoặc cách 6 tháng uống liều duy nhất 200.000 đơn vị.

Điều trị còi xương: uống 10.000- 20.000 đơn vị (chia 3 lần/ ngày). Người lớn uống 400 800 đơn vị/ ngày.

Chống co giật do suy cận giáp: uống hoặc tiêm bắp 50. 000- 200.000 đơn vị/ ngày. Tuần dùng 2 lần.

Hình 6 : Vitamin D

Vitamin E

Tên khác : tocopherol, tocopherol…

Biệt dược amino-opti-Eaquasol EdaltoseE-complex-600E-ferol

Nguồn gốc  

Vitamin E bao gồm một nhóm chất alpha, beta, gamma-tocoferol, cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý tương tự nhau. Trong lâm sàng hay dùng dạng alpha-tocoferol.

Hình 7 : Vitamin E ( alpha-tocoferol )

Alpha, beta, gamma-tocoferol có nhiều trong hạt ngũ cốc, lúa mì, ngô, đậu, giá đỗ, dầu lạc, dầu olive, rau  xanh, gan, bơ, mỡ, lòng đỏ trứng…

Thiếu vitamin E  

Có thể có các triệu chứng về thần kinh : thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, xúc giác giảm nhạy cảm…

Chỉ định

Trong sản khoa : đe dọa xảy thai, xảy thai liên tiếp.

Đái dầm ( sau đẻ hoặc ở phụ nữ mãn kinh ), rối loạn kinh nguyệt thời kỳ mãn kinh.

Vô sinh, thiểu năng tạo tinh trùng.

Cận thị tiến triển

Teo cơ do thần kinh, bệnh đường mật.

Teo cơ do bệnh thần kinh, xơ cứng bì ở trẻ em, viêm đường dẫn mật, suy dinh dưỡng…

Chống oxy hóa ( antioxidant ) ( phối hợp với beta-carotene, vitamin C và selenium ( Se ) hữu cơ liều cao ). Ví dụ các biệt dược : belaf, cigelton, eisen, saylom, veromin…

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với thuốc.

Chế phẩm và liều lượng :

Viên nang: 200, 400, và 600 mg;viên nén hoặc viên bao đường: 10, 50, 100 và 200 mg; ống tiêm : 30, 50, 100 hoặc 300 mg/mL

Liều lượng: Thuốc có thể uống hoặc tiêm bắp. Liều thường dùng cho người có biểu hiện thiếu hụt cao gấp 4- 5 lần nhu cầu hoặc 40-50 mg/ngày.

Vitamin K 

Xem bài : Thuốc tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tr­ường Đại học Y Hà Nội ( 2007 ), D­ược lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Trường Đại học Dư­ợc Hà Nội ( 2006 ), D­ược lâm sàng và điều trị, NXB Y học, Hà Nội.

Bộ Y tế ( 2007 ), Dược lý học, NXB Y học, Hà Nội.

Laurence L. Brunton, John S. Lazo and Keith L. Parker ( 2006 ), Goodman & Gilman's The pharmacological basis of therapeutics, 11th edition, McGraw-Hill, Medical publishing division, United states of America.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top