Co giật do thuốc (P2)

Nội dung

Xem bài viết phần 1

III. Quản lý co giật do thuốc

Phần lớn cơn co giật do thuốc cơn co cứng – co giật toàn thể. Chúng thường diễn biến tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng co giật kéo dài có thể dẫn đến giảm oxy huyết, tăng carbon dioxide huyết, hít phải dịch dạ dày, nhiễm toan lactic, tăng thân nhiệt và tiêu cơ vân. Điều trị ban đầu bao gồm: kiểm soát đường thở đảm bảo oxy và thông khí đầy đủ, ổn định huyết áp, nhịp tim và kiểm tra nhanh nồng độ glucose trong máu [5].

Phương pháp điều trị được khuyến cáo cho cơn co giật do thuốc được mô tả trong Sơ đồ 1 [5]

Sơ đồ 1. Phương pháp điều trị được khuyến cáo cho co giật do thuốc

Thuốc chống co giật do thuốc đầu tay được đề nghị là benzodiazepine. Ưu tiên lựa chọn lorazepam IV, bên cạnh đó midazolam IV cũng là một lựa chọn được sử dụng rộng rãi. Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch sẵn, có thể dùng midazolam tiêm bắp [5]. Pyridoxine (vitamin B6) là một yếu tố quan trọng trong tổng hợp GABA trong hệ thần kinh trung ương, đây là thuốc được lựa chọn cho các trường hợp co giật nghi ngờ do isoniazid và cũng được lựa chọn trong ngộ độc bởi nấm Gyomitra [6]. Nếu benzodiazepine không hiệu quả, barbiturate là thuốc chống co giật hàng hai được đề nghị. Thuốc được lựa chọn là phenobarbital. Propofol là thuốc chống co giật hàng hai thay thế phenobarbital vì có thể có tác dụng hiệp đồng khi sử dụng phối hợp với benzodiazepine hoặc barbiturate. Hiệu quả đối kháng thụ thể NMDA có lợi trong trường hợp co giật thứ phát do tăng hoạt động của NMDA [6]. Tuy nhiên, vì chi phí tương đối cao, nguy cơ gây tăng triglyceride máu, hội chứng truyền propofol nên hạn chế dùng propofol [3].

II Kết luận

Nâng cao nhận thức về khả năng gây co giật của các nhóm thuốc khác nhau là cần thiết đối với tất cả bác sĩ, đặc biệt là những nhân viên y tế công tác ở khoa cấp cứu, thần kinh và ICU [9]. Các nghiên cứu trước khi đưa ra thị trường, báo cáo phản ứng có hại của thuốc, giám sát sau khi đưa ra thị trường và giúp nâng cao nhận thức của các bác sĩ về nguy cơ tiềm ẩn của thuốc [23]. Tại các cơ sở khám chữa bệnh, việc xác định những thuốc có nguy cơ co giật đóng vai trò quan trọng và giúp phòng ngừa nguy cơ cho bệnh nhân [9]. Đa số trường hợp co giật do thuốc là không nghiêm trọng, tuy nhiên tình trạng kéo dài, co giật tái phát có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Benzodiazepine là lựa chọn đầu tay trong điều trị co giật do thuốc, và pyridoxine nếu nghi ngờ co giật do isoniazid hoặc hydrazine khác. Nếu các thuốc benzodiazepine không thể chấm dứt tình trạng co giật, lựa chọn hàng hai bao gồm barbiturate và propofol [5].

Tài liệu tham khảo

[1] Ostroumova T M, Ostroumova O D, Akimova E S, Kochetkov A I (2019), Drug–induced seizures: prevalence, risk factors, treatment and prevention. Zhurnal Nevrologii i Psikhiatrii Imeni S.S. Korsakova, 119(11), 86–97.

[2] Neligan A (2011), Drug–induced seizures, The Causes of Epilepsy: Common and Uncommon Causes in Adults and Children, 664–673.

[3] Block F, Dafotakis M (2013), Medikamentös induzierte epileptische Anfälle. Fortschr Neurol Psychiatr, 81(1), 28–34.

[4] Garcia P A, Alldredge B K (1994), Drug–induced seizures. Neurol Clin 12(1): 85–99.

[5] Chen H Y, Albertson T E, Olson K R (2016), Treatment of drug–induced seizures. Br J Clin Pharmacol 81(3), 412–419.

[6] Puri M M, Kumar L, Vishwakarma P D, Behera D (2012), Seizures with single therapeutic dose of isoniazid. Indian J Tuberc, 59(2), 100–102.

[7] Hillbom M, Pieninkeroinen I, Leone M (2003), Seizures in alcoholdependent patients: epidemiology, pathophysiology and management. CNS Drugs, 17(14), 1013–1030.

[8] Murphy K, Delante N (2000), Drug–Induced Seizures. General Principles in Assessment, Management and Prevention. CNS Drugs 14 (2), 135–146

[9] Pooja H Vaidya and Anup U P. (2017). “Drugs Implicated in Seizures and Its Management”, Journal of Pharmacology & Clin Ressearch, 3(2): 555607

[10] Skowron D M, Stimmel G L (1992), Antidepressants and the risk of seizures. Pharmacotherapy, 12 (1), 18–22.

[11] Thundiyil J G, Kearney T E, Olson K R (2007), Evolving epidemiology of drug–induced seizures reported to a Poison Control Center System. J Med Toxicol 3(1), 15–19.

[12] Davidson J (1989), Seizures and bupropion: a review. J Clin Psychiatry 50(7), 256–261.

[13] Franson K L, Hay D P, Neppe V, Dahdal W Y, Mirza W U et al (1995), Drug–induced seizures in the elderly. Causative agents and optimal management. Drugs Aging 7(1), 38–48.

[14] Perucca E, Gram L, Avanzini G, Dulac O (1998), Antiepileptic drugs as a cause of worsening seizures. Epilepsia 39, 51 57.

[15] Hanson G R, Jensen M, Johnson M, White H S (1999), Distinct features of seizures induced by cocaine and amphetamine analogs. Eur J Pharmacol 377(2–3), 167–173.

[16] Wallace K L (1997), Antibiotic–induced convulsions. Crit Care Clin 13, 741–762.

[17] Khine H, Weiss D, Graber N, Hoffman R S, Avner J R, et al (2009), A cluster of children with seizures caused by camphor poisoning. Pediatrics 123(5), 12691 – 272.

[18] Cox B, Durieux M E, Marcus M A (2003), Toxicity of local anaesthetics. Best Pract Res Clin Anaesthesiol 17(1), 1111– 36.

[19] Potschka H, Friderichs E, Loscher W (2000), Anticonvulsant and proconvulsant effects of tramadol, its enantiomers and its M1 metabolite in the rat kindling model of epilepsy. Br J Pharmacol 131, 203–12.

[20] Sansone R A, Sansone L A (2009), Tramadol: seizures, serotonin syndrome, and coadministered antidepressants. Psychiatry (Edgmont) 6, 17–21.

[21] Seizure disorders. Merck Manual. www.merck.com/mmpe/sec16/ch214/ch214a.html?qt=seizure%20disorders&alt=sh. Accessed December 15, 2009.

[22] Hersh EV, Pinto A, Moore PA. Adverse drug interactions involving common prescription and over–the–counter analgesic agents. Clin Ther. 2007;29(suppl):2477–2497.

[23] Pooja H V, Anup U P (2017),  Drugs Implicated In Seizures and Its Management. Journal of Pharmacol & Clin Res  3(2): 555607.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top