Đặc điểm của cây ba chạc
Phân bố
Cây ba chạc sinh trưởng chủ yếu trên các đồi cây bụi. Ngoài ra, cây cũng được tìm thấy ở rìa rừng, các khu rừng mọc thưa thớt hoặc một số tỉnh miền núi nước ta ( Điện Biên, Sơn La hay Lâm Đồng…)
Một số quốc gia khác cũng có ba chạc như: Trung Quốc, Philippin,…
Bộ phận dùng
Bộ phận được sử dụng làm dược liệu từ cây ba chạc bao gồm các bộ phận như lá, thân, cành và rễ. Trong đó, rễ và lá được sử dụng phổ biến hơn cả.
Thu hái và sơ chế ba chạc
Bảo quản
Bảo quản dược liệu ba chạc khô trong hũ có nắp đậy kín, để nơi thoáng mát. Tránh để thuốc nơi ẩm ướt hoặc lưu trữ trong tủ lạnh.
Thành phần hóa học của ba chạc
Phân tích thành phần hóa học của ba chạc cho thấy:
Tính vị
Ba chạc tính lạnh, có vị đắng, mùi thơm nhẹ
Quy kinh
Can và tỳ vị
Tác dụng dược lý của vị thuốc ba chác
Trong Đông y, ba chạc có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, giải độc, trừ thấp, trị ngứa. Một số công trình nghiên cứu từ y học hiện đại cũng cho thấy, vị thuốc này có thể giúp hạ cholesterol, ổn định huyết áp, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ.
Tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã phá hiện ra đặc tính kháng khuẩn của ba chạc. Cụ thể, sử dụng nước sắc lá ba chạc có thể giúp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lỵ Shigella.
Tiến hành thử nghiệm cao và nước sắc từ lá , cành non của ba chạc trên bồ câu cho thấy có sự hình thành tuyến sữa và tăng tiết sữa ở 1/5 trong tổng số chim được thử nghiệm.
– Chủ trị:
Cách dùng, liều lượng
1. Chữa bệnh ghẻ, chốc đầu
Nấu 1 nắm lá ba chạc lấy nước đặc tắm rửa vùng da tổn thương. Dùng lá dưới dạng tươi hoặc khô.
2. Chữa chán ăn, bồi bổ cơ thể, cải thiện khả năng tiêu hóa
Dùng 10 – 15g rễ ( có thể thay thế bằng thân vỏ) nấu với 1 lít nước chia làm nhiều lần uống trong ngày. Dùng thuốc đều đặn trong 30 ngày liên tục.
3. Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp
4. Chữa ngộ lá ngón, giải độc gan
Chuẩn bị 15 – 20g ba chạc ( dùng lá, vỏ thân hay rễ đều được). Sắc nước uống.
5. Phòng ngừa cảm cúm, viêm não
Nguyên liệu cần có: Ba chạc, đơn buốt và cúc chỉ thiên mỗi vị 15g, rau má 30g. Sắc bằng nồi đất uống mỗi ngày 1 thang.
6. Kích thích tiêu hóa, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
7. Chữa nổi mẩn ngứa trên da
Hái 50 – 100g lá và cành non của cây bá chạc đem về rửa qua nhiều lần nước cho thật sạch. Cho hết vào nồi nấu cùng 5 lít nước trong ít nhất 30 phút.
Khi sử dụng, gạn lấy nước để nguội dùng tắm. Trong lúc tắm lấy bã chà nhẹ vào khu vực nổi mẩn ngứa trên da. Mỗi ngày tắm một lần cho đến khi da được chữa lành hoàn toàn.
8. Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Lấy 12g rễ ba chạc sắc lấy 400ml nước chia làm 3 phần đều nhau uống hết trong ngày. Lưu ý uống thuốc trước khi hành kinh 15 ngày.
9. Chữa viêm họng, đau họng, sốt co giật
Mỗi ngày sắc 20 – 40g lá uống hoặc dùng dưới dạng cao.
10. Trị đau nhức xương khớp, đau gân, liệt nửa người
Dùng 4 – 12g rễ khô sắc uống. Có thể thay thế rễ bằng vỏ thân.
11. Cầm máu vết thương
Kết hợp lá ba chạc tươi với cỏ nhọ nồi theo tỷ lệ 1:2. Rửa sạch thuốc, giã nát đắp vào nơi cần điều trị rồi băng lại.
12. Chữa tổn thương ngoài da, tiêu viêm kích thích lên da non
Dùng 2 phần lá ba chạc tươi và một phần cỏ nhọ nồi. Đem giã và đắp vào tổn thương tương tự như khi cầm máu. Qua ngày hôm sau thay thuốc mới.
Trong quá trình điều trị bệnh bằng ba chạc cần lưu ý:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh