Các bài thuốc sử dụng cây ba kích
1. Bài thuốc giúp lợi tiểu
– Vị thuốc:
- Ích trí nhân
- Ba kích thiên
- Tang phiêu tiêu
- Thỏ ty tử
– Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu, sau đó cho một ít rượu vào để làm ướt. Vo hỗn hợp này thành các viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng khoảng 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang để uống.
2. Bài thuốc trị liệt dương, thất thương, ngũ lao, hạ khí, ăn nhiều
– Vị thuốc:
- 3kg Ba kích thiên sống
- 3kg Ngưu tất sống
- 5 đấu rượu
– Cách thực hiện: Ngâm các nguyên liệu với nhau khoảng 3 tháng. Sau đó dùng rượu này để uống.
3. Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, đi đứng khó khăn do phong hàn
– Vị thuốc:
- 60g ba kích
- 120g ngưu tất
- 60g khương hoạt
- 60g quế tâm
- 60g ngũ gia bì
- 80g đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng
- 60g can khương (bào)
- 100ml mật ong
– Cách thực hiện: Tán bột các nguyên nguyên liệu, đem trộn với mật ong và vò viên. Mỗi lần dùng khoảng 10 viên hoặc pha với rượu để uống.
4. Bài thuốc bổ thận, tráng dương, dưỡng sắc đẹp
– Vị thuốc:
- 60g ba kích
- 60g cam cúc hoa
- 30g câu kỷ tử
- 20g phụ tử (chế)
- 46g thục địa
- 30 g thục tiêu
– Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu vào cho vào bình ngâm với 3 lít rượu. Mỗi lần uống khoảng 20ml rượu lúc đói, ngày uống 2 lần.
5. Trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều ở nữ giới
– Vị thuốc:
- 120g ba kích
- 20g lương khương
- 640g tử kim đằng
- 80g thanh diêm
- 160g nhục quế (bỏ vỏ)
- 160g ngô thù du
– Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi tán nhỏ, trộn đều và dùng rượu hồ để vo viên. Ngày uống khoảng 20 viên thuốc với rượu pha muối nhạt.
6. Trị bạch trọc
– Vị thuốc:
- 40g Thỏ ty tử chưng rượu 1 ngày, sấy khô
- 40g Ba kích bỏ lõi, chưng rượu
- 40g Phá cố chỉ sao vàng
- 40g Lộc nhung
- 40g Sơn dược
- 40g Xích thạch chi
- 40g Ngũ vị tử
– Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu trên và dùng để pha với rượu uống khi đói.
7. Trị chứng tiểu không kiểm soát, đau bụng
– Vị thuốc:
- 60g ba kích
- 60g nhục thung dung
- 60g sinh địa
- 40g thỏ ty tử
- 40g tang phiêu tiêu
- 40g tục đoạn
- 40g sơn dược
- 20g ngũ vị tử
- 20g quan quế
- 20g long cốt
- 20g sơn thù du
- 20g phụ tử
- 12g đỗ trọng ngâm rượu
- 4g lộc nhung
– Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, vo viên, mỗi viên khoảng 10g. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 viên.
8. Tác dụng của ba kích đối với chứng liệt dương
– Vị thuốc:
- 30g ba kích
- 30g đỗ trọng
- 30g ích trí nhân
- 30g ngủ vị tử
- 30g ngưu tất
- 60g nhục thung dung
- 30g phục linh
- 30g sơn dược
- 30g sơn thù
- 30g thỏ ty tử
- 30g tục đoạn
- 30g viễn chí
- 30g Xà sàng tử
– Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đi tán mịn, trộn với mật, vò viên. Ngày uống khoảng 6 – 12 viên lúc đói.
9. Trị chứng thận hư, đau lưng, mỏi gối, liệt dương, bàng quang lạnh, bụng đầy trướng
– Vị thuốc:
- 30g ba kích
- 22g bạch linh
- 22g chỉ xác
- 22g hoàng kỳ
- 30g lộc nhung
- 22g mẫu đơn
- 22g ngưu tất
- 22g nhân sâm
- 22g mộc hương
- 30g nhục thung dung
- 30g phụ tử
- 22g phúc bồn tử
- 22g quế tâm
- 22g sơn thù
- 22g tân lang
- 30g thạch hộc
- 30g thục địa
- 22g thự dự
- 22g tiên linh tỳ
- 22g trạch tả
- 22g tục đoạn
- 22g viễn chí
- 22g xà sàng tử
– Cách thực hiện: Đem đi tán mịn, bảo quản trong lọ kín. Ngày dùng khoảng 15 – 20g, nên uống lúc đói.
10. Trị mạch yếu, da xanh tái
– Vị thuốc:
- Ba kích
- Hồi hương
- Bạch long cốt
- Ích trí nhân
- Phúc bồn tử
- Nhục thung dung
- Bạch truật
- Mẫu lệ
- Thỏ ty tử
- Cốt toái bổ
- Nhân sâm
Mỗi vị khoảng 40g.
– Cách thực hiện: Tán mịn thành bột, cho vào lọ thủy tinh kín nắp để bảo quản. Mỗi lần sử dụng khoảng 10 – 20g, ngày uống 2 lần.
11. Bài thuốc trị chứng thận hư, chảy nước mắt sống, ăn uống không tiêu, tê nhức chân tay
– Vị thuốc:
- 30g ba kích
- 22g bá tử nhân
- 22g bạch linh
- 22g đỗ trọng
- 22g ngũ gia bì
- 22g ngưu tất
- 30g nhục thung dung
- 22g phòng phong
- 22g phúc bồn tử
- 22g thạch hộc
- 22g thạch long nhục
- 22g thạch nam
- 30 thiên hùng
- 40g thiên môn
- 30 thỏ ty tử
- 30 thục địa
- 22g thự dự
- 30g trầm hương
- 30g tục đoạn
- 22g tỳ giải
- 22g viễn chí
- 22g xà sàng tử
– Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi tán mịn, trộn với mật ong để vo viên, bảo quản trong lọ thủy tinh. Ngày uống khoảng 20g vào lúc đói.
12. Cải thiện chứng khí hư, ngủ không ngon giấc, ù tai, chảy nước mắt sống, đổ mồ hôi trộm
– Vị thuốc:
- 90g ba kích
- 180g lương khương
- 120g nhục quế
- 120g ngô thù
- 60g thanh diêm
- 500g tử kim đằng
– Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, trộn với rượu nếp để vo viên. Mỗi ngày dùng khoảng 20g thuốc để hòa với nước muối loãng để uống.
13. Trị chứng xương khớp, thận hư, liệt dương
– Vị thuốc:
- 18g ba kích
- 20g đương quy
- 27g khương hoạt
- 18g ngưu tất
- 27g sinh khương
- 18g thạch hộc
- 2g tiêu
– Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi giã nát, cho vào bình sau đó đổ thêm 2 lít rượu vào, đậy kín nắp. Để khoảng 2 tiếng thì đổ hỗn hợp này vào nồi, bắc lên bếp và nấu khoảng 1 tiếng. Chia đều thành các lần uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 15 – 20ml.
14. Bài thuốc trị chứng sán khí do thận hư
- Ba kích thiên
- Quất hạch
- Hoàng bá
- Lệ chi hạch
- Ngưu tất
- Tỳ giải
- Mộc qua
- Hoài sơn
- Kim linh tử
- Địa hoàng
15. Chữa liệt dương
- Ba kích thiên
- Bổ cốt chỉ
- Bá tử nhân
- Câu kỷ tử
- Lộc nhung
- Ngũ vị tử
- Nhục thung dung
- Sơn thù du
16. Chữa chứng di mộng tinh
- Ba kích thiên
- Hoàng bá
- Bá tử nhân
- Liên tu
- Lộc giác
- Phúc bồn tử
- Viễn chí
- Thiên môn
Ba kích có khả năng khôi phục một số chức năng của nam giới
17. Trị gân cơ sưng đau, teo cơ, đau khớp mạn tính do thận hư
- Đỗ trọng
- Ngưu tất
- Tục đoạn
- Ba kích
18. Trị chứng tảo tinh, tiết tinh, đau lưng, vô sinh do thận dương hư
– Vị thuốc:
- 12g ba kích
- 6g ngũ vị tử
- 16g thục địa
- 6g ngũ vị tử
- 8g nhân sâm
- 12g cốt toái bổ
- 12g long cốt
- 12g nhục thung dung
– Cách thực hiện: Nguyên liệu đem đi tán mịn thành bột, trộn mật và viên 12g/viên. Ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng 1 viên.
19. Trị phong thấp, đau nhức xương khớp, cước khí, phù nề
– Vị thuốc:
- 12g ba kích
- 12g đỗ trọng
- 12g tục đoạn
- 12g ngưu tất
- 10g tang ký sinh
- 8g sơn thù nhục
- 16g hoài sơn
– Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi sắc lấy nước uống.
20. Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, yếu chân tay
– Vị thuốc:
- Ba kích
- Nhục thung dung
- Xuyên tỳ giải
- Đỗ trọng
- Thỏ ty tử
- Lộc thai
– Cách thực hiện: Tán nhuyễn, trộn với mật để vo viên. Mỗi lần uống khoảng 8g, ngày uống 2 – 3 lần với nước ấm.
21. Trị huyết áp cao giai đoạn tiền mãn kinh
– Vị thuốc:
- Ba kích thiên
- Hoàng bá
- Tiên mao
- Hoàng bá
- Dâm dương hoắc
- Đương quy
- Tri mẫu
Mỗi loại khoảng 20 – 28g như nhau.
– Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.
22. Trị chứng đau lưng, di tinh, hoạt tinh
- 12g ba kích
- 12g thỏ ty tử
- 12g thần khúc
- 12g phúc bồn tử
- 24g sơn dược
– Cách thực hiện:
Tán thành bột mịn, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 12g là đủ.
Kiêng kỵ khi sử dụng ba kích
1. Những ai không nên sử dụng cây ba kích?
Mặc dù ba kích có tác dụng khắc phục được rất nhiều bệnh lý nhưng không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Có một số trường hợp sử dụng ba kích bị tác dụng phụ hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ba kích không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp sau:
- Người có biểu hiện sốt nhẹ về chiều.
- Người bị táo bón không được sử dụng ba kích.
- Người bị huyết áp thấp
- Tuyệt đối không lạm dụng rượu ba kích.
2. Tương tác thuốc
Một số hoạt chất bên trong ba kích có khả năng gây tương tác hoặc làm biến đổi hoạt động của một số tân dược. Cho nên, không sử dụng ba kích trong giai đoạn đang điều trị bằng tân dược.
3. Một số lưu ý khác khi sử dụng cây bá kích
- Không sử dụng ấm hoặc nồi kim loại để sắc thuốc vì nó có thể làm biến đổi dược tính của thuốc.
- Dùng ba kích theo liều lượng được chỉ định.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng ba kích.
- Tuân thủ liệu trình điều trị, không nên sử dụng ba kích trong thời gian dài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp