✴️ Bèo Nhật Bản

Bèo Nhật Bản là vị thuốc tính mát, có tác dụng chống nóng, thanh nhiệt, lợi niệu, hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng, điều trị sỏi thận và một số bệnh lý phổ biến khác.

bèo nhật bản chữa bệnh gì

Bèo Nhật Bản thường được sử dụng để thanh nhiệt, làm mát cơ thể

  • Tên gọi khác: Bèo tây, Lục bình, Bèo Lộc bình, Bèo sen, Bèo bầu (người Tày)
  • Tên khoa học: Eichhornia crassipes (Mart.) Solms. – Pontederia crassipes Mart.
  • Họ: Lục bình – Pontederiaceae

 

Mô tả dược liệu Bèo Nhật Bản

1. Đặc điểm sinh thái

Bèo Nhật Bản là cây thân thảo, sống nổi trên mặt nước. Lá mọc dạng hoa thị, tròn hoặc gần tròn, nhẵn, đầu lá hơi nhọn, mép lá uốn lượn, gân hình cung sát nhau. Mặt trên lá màu xanh sẫm, bóng, mặt lá lá màu nhạt. Cuống là dài gấp 2 – 3 làn phiến là, phồng lên thành hình phao, nổi trên mặt nước, màu xanh lục nhạt hoặc màu trắng ngà. Thân và rễ Lục bình thường kết thành nhiều tấm thảm lớn để giúp cây nổi trên mặt nước.

Hoa Lục bình mọc ở giữa thân thành một bông dài. Hoa thường có màu tím xen kẽ trắng, không đều màu. Bao hoa gồm đài và tràng hoa cùng màu, nối liền ở gốc. Cánh hoa trên thường to và có một đốm vàng.

Quả nang. Mùa hoa và quả thường rơi vào tháng 10 – 11.

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Toàn thân cây được ứng dụng để làm dược liệu. Tuy nhiên, bộ phận sử dụng phổ biến là lá và thân cây.

3. Phân bố

Lục Bình có nguồn gốc từ Nam Mỹ sau đó phát triển sang các vùng nhiệt đới khác. Hiện tại Lục Bình được tìm thấy ở hầu hết các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á.

Lục Bình ở Việt Nam được cho là nhập nội từ Nhật Bản vào năm 1905 do đó còn có tên gọi khác là Bèo Nhật Bản. Cây được tìm thấy ở hầu hết các kênh rạch, ao, hồ, sông suối trên khắp nước ta. Tuy nhiên, Lục bình thường phổ biến ở các tỉnh miền Nam.

bèo nhật bản

Bèo Nhật Bản thường phổ biến ở các sông hồ ở miền Nam nước ta

4. Thu hái – Sơ chế

Bèo Nhật Bản có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi, không cần sơ chế hoặc bào chế dược liệu.

6. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chủ yếu của cây Bèo Nhật Bản bao gồm:

  • Nước
  • Protein
  • Dẫn xuất không Protein
  • Cellulose
  • Lipid
  • Khoáng toàn phần bao gồm Phosphor và Calcium
  • Protid
  • Gluxid
  • Chất xơ
  • Chất tro
  • Calci
  • Caroten
  • Vitamin C
  • Thành phần vô cơ như K, Na, Cl, Cu, SiO2, Ca, Mg, Mn, Fe.
  • Trong lá có chứa Ca, Fe, p, Mg, Zn, Cu, Na, K, S
  • Hoa chứa Delphinidin Diglucosid

 

Vị thuốc Bèo Nhật Bản

cây bèo nhật bản

Lục bình tính mát thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể

1. Tính vị

Bèo Nhật Bản tính mát, vị ngọt cay, không chứa độc.

Hoa tính mát, vị hơi ngọt.

2. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng kháng khuẩn, kiềm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn.
  • Tác dụng kháng nấm Candida Albicans.
  • Tác dụng chống oxy hóa, chống lại một số tế bào ung thư bao gồm ung thư vú và ung thư gan.
  • Tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ huyết áp, hô hấp.

Theo y học cổ truyền:

  • Tiêu viêm, giải độc, lợi niệu, giảm sưng.
  • Sơ phong, chữa sưng tấy, hạn chế sưng đau.
  • Hỗ trợ an thần.

3. 10 tác dụng của Bèo Nhật Bản

  • Chồi và lá có tác dụng chống viêm, phù nề do Formaldehyd gây ra.
  • Kháng khuẩn đặc biệt là đối với với hai loại vi khuẩn Micrococcus Luteus và Rhodospirillum Rubrum.
  • Kháng nấm như Staphylococcus Albus và chủng nấm Mucor
  • Chống oxy hóa nhờ vào chiết xuất Ethanol của Lục bình tươi. Hoạt tính chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
  • Hỗ trợ bảo vệ gan nhờ khả năng loại bỏ các kim loại nặng như Zn, Cd và Pb.
  • Hỗ trợ giải độc Thạch tín và các chiết xuất Thạch tín nhờ vào Ethanol trong Lục bình. Điều này có thể bảo vệ tích tụ thạch tín ở gan, thận, ruột, phổi, lá lách avf da.
  • Kháng khuẩn chống lại nhiều mầm bệnh từ thực vật.
  • Hỗ trợ điều trị giun sán nhờ vào chiết xuất từ rễ Lục bình thô.
  • Hỗ trợ chữa lành vết thương nhờ vào chiết xuất Methanolic trong lá Lục bình.
  • Tác dụng phòng chống ung thư nhờ vào chất chống oxy hóa và các hợp chất tinh khiết của Lục bình.

4. Cách dùng – Liều lượng

Bèo Nhật Bản có thể dùng uống trong hoặc đắp ngoài.

Liều dùng uống trong phụ thuộc vào tình trạng bệnh, nhu cầu sử dụng dược liệu và cơ địa của người sử dụng. Dùng đắp ngoài không kể liều lượng.

 

Bài thuốc sử dụng Bèo Nhật Bản

tác dụng của bèo nhật bản

Tác dụng của Bèo Nhật Bản thường dùng chữa các vết thương sưng tấy, đau nhức

1. Chữa các vết thương sưng tấy, đau nhức

Dùng lá và thân Lục bình giã nát, gia thêm một ít muối, dùng đắp bên ngoài. Khi bèo khô thì lại thuốc mới. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp mãn tính

Người bệnh cao huyết áp mãn tính có thể sử dụng hoa Lục bình tươi hãm với nước sôi, dùng uống thay trà.

3. Điều trị bệnh ho có đờm, ho gió

Sử dụng Bèo Nhật Bản một nắm to chưng với đường phèn, dùng uống. Có thể kết hợp thêm hoa hòe, hoa khế để tăng hiệu quả điều trị.

4. Chữa cảm nắng, rôm sẩy do nóng, tiểu tiện bất thường

Sử dụng Bèo Nhật Bản 15 – 30 g, sắc thành thuốc, dùng uống hàng ngày.

Ngoài ra, có thể dùng chồi non, cuống lá, hoa rửa sạch, dùng ăn hoặc chế biến thành món ăn để thanh nhiệt trong cơ thể.

5. Chữa sưng bẹn, sưng nách, bắp chuối sưng to, viêm hạch bạch huyết, mụn nhọt, sưng đỏ, viêm khớp ngón tay, viêm tinh hoàn, vết thương nhiễm chất độc

Sử dụng Lục bình tươi, rửa sạch, thêm muối (8 – 10 g muối cho 100 g bèo), giã nát, dùng đắp lên chỗ sưng đau, băng lại bằng vải sạch. Sau 10 – 12 giờ thì thay thuốc. Thực hiện 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả điều trị.

6. Chữa bệnh sỏi thận

Sử dụng Bèo Nhật Bản liều lượng vừa đủ nấu dùng dùng uống.

Lưu ý khi sử dụng Bèo Nhật Bản

Lục bình có khả năng hấp thụ các kim loại nặng. Do đó, nếu nguồn nước sinh trưởng bị ô nhiễm thì Lục bình có thể nhiễm độc, gây hại cho người sử dụng.

Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng không nên ăn nhiều Lục bình, đặc biệt là Lục bình sống.

Khi sử dụng sống, Lục bình có thể gây ra cảm giác ngứa rát, đặc biệt là ở những người bị lở môi.

Bèo Nhật Bản là vị thuốc mọc hoang thường được tìm thấy ở sông, hồ trên khắp cả nước. Do đó, dược liệu này thường được sử dụng phổ biến mà không qua trao đổi với thầy thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro, người dùng nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top