Cây la rừng (cây ngoi) là dược liệu quý trong dân gian, được mệnh danh là biệt dược chữa bệnh bệnh trĩ ngoại, bệnh lòi dom. Cây la rừng có vị đắng, cay, tính ấm, có nhiều dược tính có hiệu quả sát trùng, thanh nhiệt, giải độc. Để biết thêm về những công dụng của cây thuốc này, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin trong bài viết sau.
Cây la rừng được sử dụng điều trị bệnh lòi dom phổ biến tại khu vực phía Bắc
Tên thường gọi: Cây la Còn gọi là la rừng, cây ngoi, cà hôi, sang mou, pô hức,…
Tên khoa học Solanum verbascifolium L.
Họ khoa học: Thuộc họ Cà Solanace ae
Tổng quan về cây La rừng
Mô tả cây
Cây La rừng là loại cây bụi nhỏ, chiều cao khoảng 2.5 – 5m. Toàn cảnh, thân cây có hình trụ, vỏ thân non có màu xanh. phủ một lớp lông mỏng. Lá mọc đơn, giãn cách, không có lá kèm, phiến lá thuôn nhọn ở hai đầu. Bề mặt lá cây la rừng phủ một lớp lông dày hình sao màu vàng nhạt, tùy cây và tùy vùng có thể mang màu vàng xám. Lá cây mặt trên dày hơn mặt dưới, cuống lá dài từ 2 – 4cm.
Cụm hoa mọc ở ngọn cành, có hình xim nhỏ. Bông hoa hình chén, bề mặt hoa phủ đầy lông mềm. Cuống hoa dài 3-5mm, hoa lưỡng tính với đài hình chuông đường kính 1 cm. Màu sắc tràng hoa là màu vàng nhạt, đường kính 0.5-1.3cm. Trên mỗi tràng hoa có 6 hình cầu, đường kính 6mm và có nhiều hạt, mỗi hoa có vân mạng đường kính 2mm.
Quả cây la rừng có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, hình cầu nhẵn. Mỗi quả la rừng có đường kính 0,8-1cm. Bên trong có rất nhiều hạt, mỗi hạt có đường kính 1-2 mm. Cây la rừng thường sẽ ra quả từ các tháng 7-10 trong năm.
Phân bố
Lá cây La rừng đặc trưng khi vò có mùi thơm phảng phất mùi hồng bì rất thơm. Khu vực phân bổ của La rừng chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh khu vực miền Bắc. Ở đồng bằng hầu như không còn, hiện nay cây la rừng mọc nhiều ở các tỉnh trung du, miền núi khu vực Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái…
Cách chế biến và thu hái
Người ra thu hái La rừng quanh năm, sau khi hái lá tươi hai về thì đem rửa sạch và phơi khô để làm thuốc dùng dần. Thân và rễ sau khi thu hái đem về thái miếng mỏng phơi khô, hoặc sao vàng hạ thổ để bảo quản dùng dần trong năm. Người dân sử dụng lá cây la rừng chữa bệnh dưới dạng dược liệu tươi hoặc khô đều mang hiệu quả tương đương.
Tính vị
Lá cây la rừng có vị đắng, hơi cay tính ấm. Tác dụng chính là sát trùng, tiêu độc, thanh nhiệt giải độc. Đây là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT Dân tộc và được các thầy thuốc Đông Y công nhận có thể chữa tiểu tiện đục và phụ nữ khí hư, Điều trị lòi dom, chữa bệnh trĩ, bệnh tràng nhạc (Lao hạch) và bệnh bạch cầu hạt.
Thành phần hóa học có trong cây La rừng
Theo chia sẻ của dược sĩ Trương Thị Thanh Nga (GV khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM) cho biết: Tác dụng trị bệnh của cây la rừng đến từ thành phần solianin, saponozit, một ít tinh dầu. Trong đó vỏ rễ la rừng có đến 0.3 % solasodin.
Ngoài ra một số hoạt chất khác của cây la rừng còn có: cinnamit, N(p-hydroxyphenylethyl) p- coumaramtd, flavonoit, axit vanillic. Tinh dầu của cây la rừng có mùi thơm giống hồng bì, những hoạt chất này đều có đóng góp quan trọng trong việc sát trùng, thanh nhiệt, giải độc.
Dược liệu la rừng chữa bệnh gì?
Người ta thường dùng lá và thân cây la rừng làm thuốc chữa bệnh lòi dom, lao hạch, bạch cầu hạt và nhiều bệnh ngoài da
Công dụng điều trị bệnh của la rừng được biết đến chủ yếu trong các bài thuốc Đông Y và YHDT. Mặc dù khoa học hiện đại vẫn chưa công bố những hiệu quả điều trị của dược liệu la rừng, nhưng phương thuốc này đã được nhiều người dân sử dụng và công nhận tác dụng nhất định. Các ghi chép trong tài liệu YHCT về tác dụng trị bệnh của cây la rừng gồm có:
Chữa bệnh lòi dom
Các hoạt chất trong cây la rừng được biết đến với công dụng chính là chữa trị bệnh trĩ ngoại và lòi dom tương đối hiệu quả. Vị thuốc đã được các bác sĩ của bệnh viện Hà Giang áp dụng thử nghiệm và nhận thấy những cải thiện đáng kể. Bệnh nhân bị trĩ ngoại ở giai đoạn đầu có thể sử dụng phương thuốc kết hợp với điều trị chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn bác sĩ mới có thể đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chữa bệnh lao hạch
Các vấn đề về lao hạch có thể được kiểm soát tốt với dược liệu la rừng. Kinh nghiệm dân gian lâu năm đã ghi nhận dùng la rừng có thể chữa chứng kết hạch ở cổ chưa mưng mủ hoặc đã có mủ rất tốt. Trong đó lá cây la rừng là dược liệu chính trong bài thuốc vì có thành phần thải độc, thanh nhiệt chủ yếu.
Chữa bệnh bạch cầu hạt
Bệnh bạch cầu hạt có thể được chữa khỏi bằng bài thuốc từ lá cây la rừng. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm bệnh, bệnh nhân cần kết hợp cùng với các phương pháp y khoa hiện đại phòng ngừa biến chứng.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây la rừng
Cây la rừng thường được sử dụng dưới dạng thuốc đắp trực tiếp hoặc dùng sắc với nước uống trị bệnh. Sau đây là một trong những bài thuốc chữa bệnh được chế biến từ cây la rừng mà bạn nên tham khảo:
Bài thuốc chữa bệnh lòi dom
Cách thực hiện: Sử dụng 1 nắm lá cây la rừng tươi vừa đủ Cho lá cây la rừng đem đi rửa sạch và ngắt bỏ cuống và gân, sau đó giã nát và đem đi sao nóng. Cho lá la rừng còn ấm dịt vào vùng bị lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Người bệnh có thể dùng nguyên cả lá, úp vào dom hoặc cũng có thể nướng cháy lá vo lại cho vào hậu môn. Thời gian thực hiện phát huy hiệu quả tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc được cố định tại chỗ.
Trị đau đầu thay đổi thời tiết
Sau khi rửa sạch lá la rừng, bạn đem lá cây ngâm với nước muối để sát khuẩn lại lần nữa. Dùng lá la rừng 1 nắm giã nát và trực tiếp đắp vào 2 bên thái dương, dùng băng giữ thuốc để không bị rơi. Trong thời gian đắp thuốc khoảng 2 tiếng, người bệnh nằm nghỉ ngơi và hạn chế đi lại. Áp dụng bài thuốc liên tục 5 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh bạch cầu hạt
Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 20g dược liệu la rừng đem rửa sạch, để ráo nước sau đó sắc với 500ml nước dùng uống trong ngày. Kiên trì áp dụng liên tục ít nhất 1-2 tháng bệnh sẽ có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các trường hợp ban đầu mới phát bệnh.
Bài thuốc ngâm chân bằng cây la rừng được sử dụng để điều trị các vấn đề da liễu nói chung
Chữa hắc lào bằng la rừng
Cách thực hiện: Tùy thuộc vào khu vực diện tích da bị hắc lào mà bạn sử dụng lượng dược liệu tương ứng. Sau khi sơ chế lá cây la rừng sạch, bạn đem lá la tươi đi vò hoặc giã nhuyễn lấy nước. Dùng lượng nước này chấm vào vết hắc lào. Mỗi ngày áp dụng 2 lần sau khi tắm hoặc khi đã vệ sinh vùng da bị bệnh sạch.
Bài thuốc trị ghẻ lở
Cách thực hiện: Sử dụng khoảng một nắm lá cây la rừng tươi (luôn cành) đem đi rửa sạch. Dùng lá la rừng nấu nước ngâm chân rửa nơi vùng da bị tổn thương. Thực hiện thường xuyên 2 lần/ngày, nên kết hợp với dùng thuốc bôi ghẻ để đạt kết quả như mong đợi.
La rừng là cây thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên để có thể áp dụng vị thuốc này đúng bài bản, người bệnh nên tham khảo các ý kiến chuyên môn của bác sĩ, thầy thuốc để nhận được hướng dẫn điều trị đảm bảo an toàn. Bài thuốc từ cây la rừng thường chỉ mang lại hiệu quả đối với những trường hợp bệnh chưa ở mức nghiêm trọng, vì thế bệnh nhân cần cân nhắc điều trị trước khi áp dụng bài thuốc này nói chung.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh