Polyp cổ tử cung là bệnh gì?
Polyp cổ tử cung là những u nhỏ, có thể xuất phát từ cổ tử cung ngoài hay từ cổ tử cung trong, thò ra lỗ ngoài cổ tử cung. Đa số các polyp là lành tính, không gây triệu chứng, thường phát hiện tình cờ qua các đợt khám phụ khoa.
Nguyên nhân nào gây polyp cổ tử cung?
Polyp cổ tử cung là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh, được hình thành từ sự phát triển quá mức của các tế bào lát mặt trong tử cung (nội mạc tử cung).
Nguyên nhân gây polyp cổ tử cung chưa được làm rõ nhưng có một số yếu tố được coi là nguyên nhân gây bệnh:
-
Sự gia tăng quá mức estrogen – đây được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới polyp cổ tử cung.
-
Mắc những bệnh viêm nhiễm mạn tính và các mạch máu bị bít tắc trong cổ tử cung có liên quan đến sự hình thành các polyp cổ tử cung.
Triệu chứng thường gặp của bệnh là gì?
Polyp cổ tử cung thường không có triệu chứng gì đặc biệt hay nổi bật, đôi khi dễ bị nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa khác.
-
Chảy máu âm đạo bất thường xảy ra giữa các chu kỳ kinh nguyệt, sau khi mãn kinh, sau khi giao hợp, và sau khi thụt rửa.
-
Polyp cổ tử cung có thể bị viêm
-
Xuất hiện nhiều khí hư trắng hoặc vàng.
-
Nữ giới mắc bệnh đái tháo đường, viêm nhiễm đường sinh dục, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ bình thường do có sự thay đổi đột ngột nồng độ hormone.
Polyp cổ tử cung có gây biến chứng gì không?
Polyp cổ tử cung nếu như không loại bỏ sẽ dần phát triển to ra, làm tắc cổ tử cung, hoặc cục u sẽ bít kín cổ tử cung, khiến cho cổ tử cung hẹp hoặc tử cung biến dạng. Khi tinh trùng không thể xâm nhập một cách bình thường được sẽ dẫn đến tình trạng khó mang thai.
-
Polyp cổ tử cung còn dẫn đến tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục, hoặc bị huyết trắng, ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
-
Bệnh có liên quan đến bệnh viêm cổ tử cung mạn tính. Nếu như chỉ cắt khối u, bệnh viêm cổ tử cung mãn tính cũng không thể khỏi được, các tác nhân gây bệnh vẫn nằm trong cổ tử cung, có thể sẽ tái phát. Cho nên sau khi loại bỏ polyp cổ tử cung, còn phải loại bỏ cả bệnh viêm cổ tử cung mạn tính để tránh bệnh tái phát.
Polyp cổ tử cung ít khi biến chứng thành ung thư, tỷ lệ 0.2 – 0.4%. Với những người trên 45 tuổi, đặc biệt là những người đã bị polyp cổ tử cung từ trước, sau khi tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ cần phải đem khối u đó đi để kiểm tra, nếu như phát hiện tế bào lạ, tế bào loạn sản cần phải nhanh chóng xử trí theo phác đồ hỗ trợ điều trị ung thư. Mặc dù cục u đã được cắt bỏ, nhưng chỉ cần bị nhiễm trùng rất dễ tái phát.
Phòng tránh polyp cổ tử cung như thế nào?
Có nhiều cách phòng ngừa nguy cơ mắc polyp cổ tử cung:
-
Giữ vệ sinh vùng kín: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thay đồ lót thường xuyên, sử dụng quần lót chất liệu cotton để giữ vùng kín khô thoáng
-
Quan hệ tình dục an toàn: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh viêm nhiễm cũng như mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-
Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh