Đặc điểm của Nhãn lồng Hưng Yên:
Nhãn là cây thân gỗ, tương đổi lớn có thể cao tới 10-15 mét, thân có vỏ dầy, nhiều vết nứt dọc nhỏ, đôi khi bong tróc ra từng mảng, tán cây rộng và rậm rạp, lá xanh quanh năm.
+ Lá cây nhãn lồng mỏng nhỏ và cứng hơn lá nhãn ở các nơi khác
+ Quả nhãn lồng thì không quá to, nhưng đều, nhìn như có gai và có màu vàng nhạt
+ Cùi nhãn lồng thì dày trắng, khô ráo, không nát, có mùi thơm nhẹ nhàng, ăn thì giòn sần sật, dai và ngọt đặc trưng
+ Hạt nhãn lồng thì nhỏ tròn và đen nháy
Công dụng của Long nhãn theo y học cổ truyền
Trong Đông y, long nhãn dùng để điều trị các chứng như:
– Điều trị chứng khó tiêu, ăn không ngon miệng
– Điều trị ho khan, ho có đờm, ho gió
– Trị các chứng như lo âu, suy nghĩ nhiều, hồi hộp hay quên
– Chữa chứng đổ mồi hôi trộm
– Có công dụng dưỡng huyết, giúp an thần hiệu quả.
Công dụng của Long nhãn theo y học hiện đại
– Giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
– Chống lão hóa, tăng cường độ đàn hồi của mạch máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn
– Ngăn ngừa các bệnh về huyết áp và tim mạch
– Chống loãng xương ở phụ nữ trung niên thời kì mãn kinh
– Giúp đẹp da, trẻ hóa làn da, xua tan vết nám, vết chân chim trên mắt.
Chữa thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, hay quên: long nhãn, hạt sen, đậu xanh nấu chè ăn thường xuyên.
Chữa tâm tỳ hư, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, bồi bổ cho người mới ốm dậy: dùng bài “Quy tỳ thang”: long nhãn 12g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục thần 14g, đương quy 16g, hoàng kỳ 12g táo nhân 10g, viễn chí 12g, mộc hương 6g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả.
Chữa các chứng hư nhược: cam thảo, đan sâm, hoàng kỳ, long nhãn, mạch môn, nhân sâm, phục thần, sài hồ, thăng ma, viễn chí. Sắc uống.
Chữa suy nhược, mất ngủ, ngủ không yên giấc:
Bài 1: hoa bưởi 2g, lạc tiên 8g, long nhãn 8g, tim sen 4g. Sắc uống.
Bài 2: nhãn 10g, cam thảo 4g, đại táo 10g, hoài sơn 8g, lá vông 20g, liên nhục 10g, táo nhân 10g.
Chữa các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc: cao ban long 40g, long nhãn 50g. Sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hòa tan, để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.
Chữa tỳ hư, ăn uống tiêu hóa kém, không ngon miệng: bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, ý dĩ nhân 10g, liên nhục 10g, phục thần 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kiêng kị: Không dùng nhiều cho người mụn nhọt, mẩn ngứa, người nóng, tăng huyết áp, đái tháo đường, phụ nữ có thai.