✴️ Sa kê

Sa kê thường được sử dụng trong thực phẩm và làm thuốc. Mỗi bộ phận của cây có công dụng trị bệnh khác nhau. Ví dụ như lá dùng chữa bí tiểu, viêm nhiễm,… rễ chữa đau răng và quả giúp giảm cơn đau tim.

+ Tên khác: Cây bánh mì

+ Tên khoa học: Artocarpus altilis

+ Họ: Dâu tằm (Moraceae)

 

I. Mô tả cây sa kê

+ Đặc điểm sinh thái của cây sa kê

Là loại cây thân gỗ với chiều cao trung bình 20 m. Lá to và dày, có bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Toàn cây đều chứa nhựa mủ màu trắng. Sa kê có cả hoa đực và cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu. Hoa đực thường ra đầu tiên, sau đó khoảng thời gian ngắn hoa cái mọc ra. Quả hình trứng, có màu xanh.

+ Phân bố

Cây được trồng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới Đông Nam Á

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Bao gồm cả rễ, lá, vỏ và nhựa cây
  • Chế biến: Lá tươi sau thu hoạch, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô
  • Bảo quản: Nơi khô ráo

+ Thành phần hóa học

Quả sa kê chứa khoảng 70% nước và 25% cacbohydrat. Ngoài ra, còn chứa khoảng 20 mg/ 100g là kẽm, kali, vitamin C và thiamin.

 

II. Vị thuốc

+ Tác dụng 

Toàn bộ cây đều được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, mỗi bộ phận đều có tính năng và cộng dụng trị bệnh riêng. Cụ thể:

#. Phần lá

Lá cây có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu và tiêu độc. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để trị nhọt., phù thũng và viêm gan vàng da.

#. Rễ

Rễ cây có tính làm dịu thường dùng để trị họ, chữa các chứng rối loạn dạ dày, điều trị bệnh hen suyễn, đau răng và các bệnh về da.

#. Nhựa cây 

Nhựa thường được dùng để điều trị lỵ hoặc tiêu chảy

#. Quả

Quả sa kê mang lại những lợi ích sức khỏe như:

  • Khuyến khích tăng trưởng tế bào mới: Hoạt chất chống oxy hóa dồi dào trong quả sa kê có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV từ mặt trời. Bên cạnh đó, chúng kích thích sản sinh tế bào mới, loại bỏ tế bào da bị tổn thương, giúp da mịn màng và đẹp hơn.
  • Chống nhiễm trùng: Sa kê chứa lượng lớn hoạt chất oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành gốc tự do. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Quả sa kê là nơi lưu trữ nguồn kali phong phú. Hoạt chất này có tác dụng điều hòa nhịp tim và làm giảm huyết áp trong cơ thể nhờ làm giảm tác động của natri. Bên cạnh đó, lượng chất xơ chứa trong quả sa kê giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, giảm sự xuất hiện của những cơn đau tim và hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.
  • Nguồn cung cấp năng lượng: Theo ước tính, 1 chén sa kê có thể cung cấp khoảng 60 gram carbonhydrate, giúp tạo năng lượng phụ vụ cho quá trình vận động.
  • Sản sinh collagen và ngăn ngừa viêm da
  • Điều trị bệnh về da
  • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua do viêm loét dạ dày gây ra
  • Cải thiện bệnh tiểu đường
  • Giúp nuôi dưỡng tóc

+ Cách dùng và liều lượng

Có thể dùng lá tươi hoặc lá già phơi khô sắc nước uống. Liều dùng an toàn là mỗi ngày 1 lá. Tuy nhiên, sau liệu trình điều trị 1 tuần, bệnh nhân nên ngừng sử dụng 1 tuần để tránh tác dụng phụ do lá sa kê có độc tính.

 

III. Các bài thuốc chữa bệnh từ sa kê

+ Điều trị viêm gan

Người bị phù thũng hoặc viêm gan có thể sử dụng 100 gram lá sa kê sắc chung với 50 gram diệp hạ châu tươi (chó đẻ răng cưa), 50 gram cỏ mực khô và 50 gram củ móp gai tươi. Uống đều đặn mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.

 

+ Trị mụn, nhọt

  • Cách 1: Dùng lá sa kê đốt thành than rồi tán mịn. Sau đó, thêm dầu dừa và một ít nghệ tươi đã giã nát, trộn thành bánh và đắp lên mặt giúp chữa mụn rộp.
  • Cách 2: Sử dụng lá tươi và lá đu đủ tươi với lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát với vôi ăn trầu và đắp lên vùng da bị mụn.

+ Chữa bệnh tiểu đường 

Dùng 100 gram lá sa kê tươi với 50 gram lá ổi non và 100 gram đậu bắp tươi nấu nước và uống trong ngày.

+ Điều trị bệnh cao huyết áp

Sử dụng 2 – 3 lá sa kê tươi, hơi vàng vừa rụng xuống nấu chung với rau bồ ngọt và chè xanh mỗi vị 50 gram. Dùng nước này uống thay nước lọc trong ngày.

+ Chữa đau răng

Dùng rễ cây nha đam, rửa sạch, thái nhỏ và nấu nước ngậm, giúp giảm đau.

Sa kê có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bệnh nhân nên thận trọng bởi một số bộ phận của câ, điển hình là lá có chứa độc tính.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top