Các nghiên cứu chuyên sâu về thành phần của cây xuyên tiêu đã chứng minh nó có khả năng chữa bệnh ung thư. Bên cạnh đó, đây còn là một loại cây rất hữu ích chữa các bệnh về đau nhức xương khớp và rối loạn tiêu hóa.
Cây xuyên tiêu thường mọc hoang và ít ai biết nó có khả năng chữa ung thư
Tên khác: Hoàng lực, xuyên tiêu, Hoa tiêu, Sưng, Trưng, Sâng, Lưỡng diện châm Hạt sẻn, Mác khén (cách gọi của dân tộc Thái), Chứ xá (tên thường gọi của người H’mông), Chiêu khạt (cách gọi của người Tày).
Tên khoa học: Zanthoxylum simulans Hance.
Họ: Rulanceae (họ cam quýt).
Thân cây xuyên tiêu nhỏ và mọc thành bụi cao khoảng 1 – 2m. Thân có màu hơi đen, nhánh có màu đỏ nhạt. Nhánh có thể vươn dài đến 10m. Toàn thân và nhánh có nhiều gai ngắn. Lá kép mọc so le dài khoảng 20cm. Lá chét mọc đối có hình trái xoan và dài trung bình 9cm. Mặt lá chét có gai, màu mặt trên sẫm hơn mặt dưới.
Cây ưa sáng và chịu nhiệt tốt. Nó xanh tốt quanh năm và cho nhiều hoa quả. Quả khi già sẽ khô và tự bong ra để phát tán hạt. Hạt rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành cây mới. Bên cạnh đó, xuyên tiêu còn thuộc loại cây có khả năng tái sinh tốt sau khi bị chặt đốn.
Hoa đơn tính, mọc thành chùm ở nách lá và có lông ngắn. Mỗi hoa có từ 4 – 5 cánh. Hoa màu trắng và có mùi thơm. Đài hoa hình chén, tràng hoa hình trái xoan. Mùa hoa thường bắt đầu trong khoảng tháng 3 đến tháng 4 thì dần kết quả. Quả khi sống có màu xanh, chín có màu đỏ nhạt và dễ tách ra. Mỗi quả có từ 1 – 5 hạt, có màu đen bóng và cứng. Hạt có hình trứng và đường kính từ 3 – 5mm. Quả nhiều nhất trong tháng 5 đến tháng 6.
Cây xuyên tiêu thường mọc hoang ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Nó được tìm thấy nhiều ở phía đông Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Campuchia và Lào. Ở Việt Nam, cây này được tìm thấy ở vùng trung du. Các tỉnh được tìm thấy nhiều là Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh Phú. Dọc miền trung thì có Nghệ An, Hà Tĩnh, Đăk Lăk.
Thân và lá cây xuyên tiêu có nhiều gai
Bộ phận dùng: Rễ, cành, lá, vỏ thân và vỏ quả.
Thu hái: Rễ, cành và lá thu hái quanh năm. Phần vỏ của thân cây thu hái vào mùa xuân. Quả thu hái khi chưa chín.
Chế biến: Rễ, cành, lá và vỏ thân cây rửa sạch, thái nhỏ và mang đi phơi khô sắc nước uống, tán lấy bột hoặc ngâm rượu uống. Ngoài ra, có thể dùng các nguyên liệu này ở dạng tươi hoặc chiết suất dạng dung dịch và tiêm trực tiếp vào tế bào. Quả cũng mang phơi khô. Khi dùng làm dược liệu, quả cần được sao cho đến khi thơm. Một số nơi chỉ dùng vỏ ngoài sau khi đã sao thơm.
Bảo quản: Các nguyên liệu sau khi phơi khô cần được đậy kín, để nơi khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học của xuyên tiêu chủ yếu là các phenylpropanoid và alcaloid. Tinh dầu trong quả của cây này có thành phần chủ yếu là limonen, geranial, neral và linalool nên nó có khả năng gây tê.
Tinh dầu trong quả xuyên tiêu có khả năng gây tê
Xuyên tiêu có vị cay, hơi đắng và có mùi thơm. Bên cạnh đó, nó có tính ấm và hơi độc.
Các thí nghiệm trên chuột cho thấy ranitidin và chelerythrine trong thành phần của xuyên tiêu có tác dụng chống ung thư. Cụ thể, hai hoạt chất này làm giảm chỉ số gián phân tế bào.
Bên cạnh đó, đối với bệnh bạch cầu hạt mạn tính, ranitidin và chelerythrine cũng có tác dụng tích cực trong điều trị. Ngoài ra, thí nghiệm khác trên chuột về công dụng của hoạt chất ranitidin cũng cho thấy khả năng ức chế viêm lên đến 50%.
Các thành phần của xuyên tiêu được dùng làm thuốc giảm đau, thuốc gây tê cục bộ, chữa viêm amidan cấp tính, đau bụng, nôn mửa và trị giun sán.
Rễ xuyên tiêu phơi khô sắc lấy nước uống chữa đau nhức xương khớp
Thành phần: xuyên tiêu, nhục thung dung, phụ tử, tục đoạn, xà sàng tử (mỗi loại 40g); lộc nhung 80g; ngưu tất 60g; quế tâm, viễn chí (mỗi loại 1,2g).
Chế biến: Tán các nguyên liệu thành bột. Sau đó trộn với mật ong để làm thành viên to bằng hạt ngô đồng.
Liều lượng: Mỗi lần uống 30 viên và uống với rượu ấm.
Thành phần: Xuyên tiêu 40g và nhục đậu khấu 20g.
Chế biến: Tán các nguyên liệu thành bột. Sau đó trộn bột này với bột gạo hồ làm hoàn (làm ra viên nhỏ và tròn).
Liều lượng: Mỗi ngày uống từ 12 – 16g với nước cơm.
Dùng xuyên tiêu ở dạng chiết xuất có thể gây dị ứng trong khoảng 10 phút sau khi tiêm. Biểu hiện cụ thể gồm xuất hiện mẩn ngứa toàn thân, nôn mửa, thở nhanh và tăng huyết áp. Cách xử lý là uống nước đường. Sau khoảng 1 giờ các triệu chứng dị ứng ngày sẽ hết.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh