✴️ Cấp độ sạch của phòng mổ, cách phân loại phòng mổ

Nội dung

Trong các phòng/ khoa chuyên môn ở bệnh viện, môi trường không khí bị ô nhiễm được coi là mối nguy hại lớn ảnh hưởng đến người bệnh trong quá trình điều trị và hồi phục. Giải pháp phòng sạch của bệnh viện giúp ngăn ngừa ô nhiễm ra môi trường và an toàn cho người bệnh. Câu hỏi đặt ra: cấp độ sạch của phòng mổ ra sao? Phân loại như thế nào? Cùng những chủ đề liên quan đến tiêu chuẩn/ yêu cầu chung về thiết kế phòng mổ?

 

 Yêu cầu chung về thiết kế phòng mổ

Nguyên tắc thiết kế một chiều cũng là yếu tố đầu tiên và tiên quyết là phải đảm bảo sự vô trùng tuyệt đối. Theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 365.2007 ở Việt Nam quy định:

Diện tích tối thiểu của phòng mổ là 36m2 và chiều cao tối thiểu là 3,1m

Còn ở Hoa Kỳ, phòng mổ bệnh viện diện tích không nhỏ hơn 37m2, chiều rộng không nhỏ hơn 6,1m, chiều cao có thể từ 2,8m – 3,6m. 

Nên thiết kế các phòng mổ theo hình vuông, chữ nhật để dễ dàng bố trí dây chuyền công năng và trang thiết bị nội thất. 

Không gian phòng mổ càng ít góc cạnh càng tốt, điều này giúp đảm vệ sinh vô trùng, không gian đủ rộng rãi để đôi lúc cần thiết thì sẽ đưa thêm được các thiết bị khác. 

Ở bốn góc của phòng mổ nên thiết kế dạng vát 45 độ, điều này giúp bảo đảm lưu thông không khí trong phòng, tránh góc khí quẩn. Tránh tối thiểu các góc cạnh, tủ thiết bị âm tường, tạo phẫu trường rộng rãi, thuận tiện cho phẫu thuật viên.

Chú ý thêm về thiết kế hệ thống điện, Hệ thống khí y tế. Yêu cầu tiếp theo, để đảm bảo yêu cầu chống nhiễm khuẩn trong khu vực phòng mổ, việc lắp đặt trang bị hệ thống khí sạch là điều đặc biệt quan trọng và cần thiết. Thiết kế hệ chiếu sáng trong phòng mổ cần được chú trọng, phân chia thành chiếu sáng tổng thể và chiếu sáng cục bộ khu vực bệnh nhân. Chắc chắn cần đảm bảo thêm về tiêu chí không khí, tiêu chuẩn vi sinh trong không khí và cấp độ sạch của phòng mổ

 

Tiêu chuẩn sạch của phòng mổ

Tại Việt Nam, cấp độ sạch của phòng mổ bệnh viện là cấp độ 7, tương đương tiêu chuẩn 352.000 hạt cỡ 0,5 micron/1m³ không khí

Yếu tố cần quan tâm tiếp theo chính là yếu tố vô trùng, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong suốt toàn bộ quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, để đảm bảo yêu cầu chống nhiễm khuẩn tại khu vực phòng mổ, cần thiết lắp đặt trang bị hệ thống khí sạch

Để đảm bảo yêu cầu chống nhiễm khuẩn trong khu vực phòng mổ, việc lắp đặt trang bị hệ thống khí sạch là điều rất quan trọng hiện nay tại các bệnh viện:

Hành lang cấp độ sạch 100.000 hoặc 1.000.000 sử dụng cho khu vực phòng hồi sức cấp cứu

Khí sạch áp lực dương (1000, 10.000, 100.000) được sử dụng cho các phòng mổ bình thường.

Khí sạch áp lực âm được sử dụng cho phòng mổ đặc biệt cách ly và nhiễm. 

Đối với một phòng mổ thông thường cần hệ khí y tế gồm oxy, khí nén, hút chân không. Tuy nhiên, đối với các phòng mổ có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí thêm khí Nitơ hay đầu hút khí gây mê, phòng phẫu thuật cần nội soi lại yêu cầu nguồn cung cấp khí CO2. 

Đầu ra khí y tế trong phòng mổ được phân bổ trên tường hoặc trên các hệ thống treo trần (Pendant, Ceiling hose, ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm diện tích, tránh việc phẫu thuật viên vướng phải dây khí nối từ tường ra bệnh nhân). Thông thường vẫn phải thiết kế luôn cả 2 vị trí và luôn có một cụm dự phòng (ôxy, hút, khí nén).

 

Cấp độ sạch của phòng mổ

Trước khi đi vào phân loại các cấp độ sạch của phòng mổ , cần đảm bảo tuân theo quy tắc một chiều, đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Cần bố trí 2 cửa cho phòng mổ: một cửa chính vào và một cửa phụ.

Ngoài ra, việc phân luồng sự di chuyển ở hành lang sạch – bẩn, đi lại của bác sĩ – người bệnh… cũng cần tuân theo tiêu chuẩn xây dựng phòng mổ về sạch bẩn một chiều để đảm bảo sự vô trùng tuyệt đối.

Đảm bảo cấp độ sạch của phòng mổ là một mảng quan trọng trong thiết kế phòng mổ bệnh viện. Cần được đo lường và kiểm soát chặt chẽ. Chắc chắn trong thời gian tới, cùng với sự tiến bộ và phát triển của kỹ thuật và bộ ngành y tế, sẽ có thêm nhiều tiêu chuẩn thiết kế cho phòng mổ nói riêng, bệnh viện nói chung nhưng tiêu chuẩn sạch của phòng mổ vẫn là yếu tố cốt lõi, được chú trọng và áp dụng với tất cả các loại phòng mổ. 

*Phòng sạch (cleanroom)

Phòng có nồng độ hạt trong không khí được kiểm soát, và được xây dựng và sử dụng để giảm thiểu việc đưa vào, tạo ra và lưu giữ các hạt ở bên trong phòng, trong đó các thông số liên quan khác, như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất được kiểm soát khi cần thiết.

*Vùng sạch (cleanzone)

Không gian riêng biệt trong đó nồng độ hạt trong không khí được kiểm soát, và được xây dựng và sử dụng để giảm thiểu việc đưa vào, tạo ra và lưu giữ các hạt ở bên trong phòng, trong đó các thông số liên quan khác, như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất được kiểm soát khi cần thiết.

TCVN 8664-1:2011 còn quy định rất rõ ràng về các điểm lấy mẫu, các vị trí lấy mẫu thời gian lấy mẫu, thời gian kiểm tra lại (hợp chuẩn) và các trường hợp bắt buộc phải kiểm tra.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top