✴️ Đặt và lưu SONDE dạ dày theo quan điểm từ ERAS

Nội dung

PHẪU THUẬT ĐẠI TRỰC TRÀNG 

Một phân tích gộp của nghiên cứu thử nghiệm, ngẫu nhiên, có đối chứng bao gồm 1416 bệnh nhân trải qua phẫu thuật đại trực tràng cho thấy viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra ít hơn nếu không lưu sonde dạ dày, nhưng nôn xảy ra nhiều hơn. Một phân tích tổng hợp của Cochrane gồm 33 nghiên cứu thử nghiệm với 5000 bệnh nhân trải qua phẫu thuật bụng có sự khác biệt đáng kể của phục hồi chức năng ruột và biến chứng phổi nếu tránh được lưu sonde dạ dày sau mổ. Một nghiên cứu của Hà Lan với 2000 bệnh nhân cho thấy giảm lưu sonde dạ dày từ 88% xuống 10% sau phẫu thuật đại tràng chương trình không làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong của bệnh nhân.

PHẪU THUẬT ĐẠI TRÀNG

Một phân tích gộp năm 1995 cho thấy nên tránh đặt sonde dạ dày thường xuyên sau phẫu thuật đại tràng bởi vì sốt, xẹp phổi và viêm phổi xảy ra ít hơn ở những bệnh nhân không đặt sonde dạ dày. Một phân tích gộp 28 nghiên cứu thử nghiệm, ngẫu nhiên, có đối chứng sử dụng sonde dạ dày sau phẫu thuật bụng bao gồm 4195 bệnh nhân. Bao gồm cắt dạ dày (&RCTS), dạ dày tá tràng (&RCTs), đường mật và phụ khoa (RCTs mỗi loại), mạch máu và chấn thương (1RCTs mỗi loại) và các phẫu thuật khác.

CẮT KHỐI TÁ TỤY

Có bằng chứng mạnh mẽ nên tránh đặt sonde dạ dày thường xuyên trong phẫu thuật bụng chương trình. Sốt, xẹp phổi, và viêm phổi xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân có đặt sonde dạ dày. Chức năng ruột phục hồi sớm hơn nếu không đặt sonde dạ dày. Trào ngược dạ dày-thực quản tăng lên trong phẫu thuật bụng nếu đặt sonde dạ dày. Vai trò của sonde dạ dày chưa được nghiên cứu theo thời gian (investigated prospectively) trong phẫu thuật tụy.

 

CẮT DẠ DÀY

Chín nghiên cứu RCTs và hai phân tích gộp đã nghiên cứu cụ thể sonde dạ dày và sonde hỗng tràng ở bệnh nhân cắt dạ dày. Một RCT không bao gồm trong phân tích gộp đã công bố cho thấy kết quả tương tự với nghiên cứu RCTs và phân tích gộp trên. Một đánh giá tổng quan về sonde dạ dày/hỗng tràng sau một số loại phẫu thuật với phân tích phân nhóm dành riêng cho ‘phẫu thuật dạ dày, tá tràng’. 

Có nhiều bằng chứng mạnh chống lại việc sử dụng thường xuyên ống sonde dạ dày/hỗng tràng cho cắt dạ dày. Biến chứng phẫu thuật không ảnh hưởng đáng kể. Những phân tích gộp gần đây và tổng quan của Cochrane kết luận những bệnh nhân không lưu sonde dạ dày biến chứng phổi ít hơn đáng kể, trung tiện sớm hơn, ăn bằng miệng sớm hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn. Điều này không được xác nhận trong một phân tích gộp khác. 

 

PHẪU THUẬT PHỤ KHOA/UNG BƯỚU

Các phân tích gộp kết luận đặt sonde dạ dày làm tăng viêm phổi hậu phẫu sau phẫu thuật bụng chương trình (6% so với 3%). Hơn nữa, sonde dạ dày không làm tăng nguy cơ bục vết mổ và dò ruột. Trong một nghiên cứu thử nghiệm, ngẫu nhiên, theo thời gian so sánh việc cho ăn sớm với nhóm có đặt sonde dạ dày sau phẫu thuật mở ung thư phụ khoa, các tác giả không nhận thấy sự khác biệt đáng kể về buồn nôn và nôn giữa 2 nhóm. Chỉ có 10% nhóm cho ăn sớm cần đặt sonde dạ dày vì những triệu chứng phụ. Ngược lại 88% bệnh nhân có sonde dạ dày cảm thấy khó chịu từ vừa đến nặng. Thời gian trung tiện, và ở bệnh viện ngắn hơn đáng kể ở nhóm ăn sớm. 

 

PHẪU THUẬT GIẢM BÉO

Vai trò của Sonde dạ dày trong phẫu thuật giảm béo đã được đề cập cụ thể trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ở 1067 bệnh nhân phẫu thuật nối tắt qua dạ dày. Không có sự khác biệt về tỉ lệ biến chứng giữa bệnh có hoặc không có sonde dạ dày. Trong một phân tích gộp ở bệnh nhân cắt dạ dày do ung thư dạ dày, thời gian ăn bằng miệng ngắn hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân không có sonde dạ dày. Tỉ lệ bục miệng nối và biến chứng phổi tương tự nhau. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top