✴️ Các chế phẩm máu và sử dụng lâm sàng (P1)

ĐẠI CƯƠNG

Truyền máu là một liệu pháp điều trị rất có hiệu quả trong nhiều bệnh lý và đã góp phần hỗ trợ quan trọng trong điều trị và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Cũng như mọi liệu pháp y học khác, truyền máu cần được sử dụng đúng đắn, hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến truyền máu.

Nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà người bệnh cần. Như vậy, máu toàn phần là một chế phẩm trước đây được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại bệnh chỉ nên sử dụng khi người bệnh cần đồng thòi cả hồng cầu và huyết tương, như trong ngoại khoa chảy máu cấp với số lượng mất máu 1,5 - 2 lít hay hơn nữa và một số trường hợp truyền thay máu.

Vai trò và lợi ích của truyền máu có thể nhắc đến trong nhiều hoàn cảnh, tình trạng lâm sàng và mục đích của thầy thuốc cũng như người được truyền máu. Trong số đó có những điểm đã được công nhận, có điểm còn gây tranh cãi. Cho đến nay, người ta khẳng định rằng truyền máu có hiệu quả trong những mục đích điều trị như:

Khôi phục lượng huyết sắc tố nhằm duy trì chức năng vận chuyển oxy của máu.

Khôi phục thể tích máu nhằm duy trì chức năng sống của cơ thể.

Khôi phục khả năng đông cầm máu tránh các nguy cơ mất máu tiếp diễn.

Trợ giúp khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

Trên thực tế mỗi người bệnh có những nhu cầu điều trị rất khác nhau diễn ra trong những tình huống rất phong phú, đa dạng, do vậy thực hành truyền máu lâm sàng cần được sự quan tâm và phối hợp của mọi người có liên quan từ người cung cấp đến người sử dụng, từ y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên đến bác sĩ điều trị và cả sự hợp tác của người bệnh và gia đình.

 

TRUYỀN CÁC CHẾ PHẨM HỒNG CẦU

Những ảnh hưởng của truyền các chế phẩm hồng cầu:

Tuần hoàn: ở Việt Nam, theo quy định hiện hành thể tích định danh một đơn vị máu là 250ml và 350ml. Do sự có mặt của dung dịch chống đông và bảo quản máu, trên thực tế một đơn vị máu toàn phần có thể tích 285ml hoặc 400ml, trong khi đó một đơn vị khối hồng cầu có thể tích tương ứng là 150ml hoặc 250ml. Khi truyền vào cơ thể, thể tích máu người bệnh sẽ được tăng lên tương ứng và duy trì kéo dài trung bình 24 giờ sau truyền. Ảnh hưởng này kéo dài hơn khi truyền máu trên bệnh nhân suy gan, thận gây qúa tải tuần hoàn và có nguy cơ gây suy tim cấp.

Như vậy máu toàn phần có hiệu quả trong phục hồi thể tích máu bị mất, trong khi khối hồng cầu giúp làm giảm nhẹ gánh nặng tuần hoàn trong khi vẫn duy trì hiệu quả điêu trị thiếu hồng cầu.

Hồng cầu: truyền các chế phẩm hồng cầu rất có hiệu quả trong mất hồng cầu cấp, nhưng hiệu quả lâu dài cần được cân nhắc do sự già cỗi của những hồng cầu truyền vào cũng như do sự ức chế một phần khả năng tạo hồng cầu ở người bệnh do bản thân việc tăng hồng cầu do truyền máu.

Thòi gian sống của mỗi hồng cầu là 120 ngày. Mỗi đơn vị hồng cầu gồm các hồng cầu có thời gian sống khác nhau. Trong quá trình lưu trữ, các hồng cầu giảm dần khả năng sống. Vào cuổi thời gian bảo quản, trung bình có khoảng 80% hồng cầu sống và lưu lượng tuần hoàn của người bệnh sau khi truyền và những hồng cầu này thoái hoá dần với nửa thời gian sông vào khoảng 30 - 50 ngày.

Cung cấp oxy cho cơ thể: hồng cầu là các tế bào chứa huyết sắc tố có chức năng chuyển vận chuyển oxy cung cấp cho các tổ chức. Truyền các chê phẩm hồng cầu làm tăng lượng huyết sắc tố giúp cải thiện nhanh chóng mức cung cấp oxy cho cơ thể và đây là mục đích chính của liệu pháp điều trị này. Tuy nhiên để phát huy tốt hiệu quả này cần phải duy trì tốt chức năng tim mạch, hô hấp của người bệnh.

Máu toàn phần:

Đặc điểm: là máu tĩnh mạch lấy với dung dịch chống đông

Điều kiện bảo quản và hạn dùng: ở 4°c trong 35 ngày với chất chống đông citrat - phosphat - glucose - adenin.

Chỉ định sử dụng: Chỉ định phù hợp nhất là:

Mất máu khối lượng lớn (trên 30% thể tích máu, tương ứng với mất trên 1000 ml máu ở người có thân trọng khoảng 50kg).

Truyền thay máu

Lưu ý:

Trong trường hợp không có máu toàn phần, có thể thay thế bằng truyền dung dịch điện giải, dung dịch đại phân tử hoặc huyết tương kèm khôi hồng cầu.

Truyền máu ở trẻ sơ sinh mất máu cấp nên sử dụng máu toàn phần bảo quản dưới 5 ngày để tránh những nguy cơ rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hoá do máu bảo quản dài ngày và đảm bảo tốt chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu truyền vào.

Máu toàn phần loại bỏ một phần huyết tương có thể làm tăng hiệu quả điều trị trong thay máu hoặc trong tình trạng mất máu thể tích rất lớn (tương đương với toàn bộ thể tích máu của bệnh nhân hoặc hơn nữa.)

Máu toàn phần tươi thường được để cao, nhưng trên thực tế rất khó đáp ứng do mất khá nhiều thời gian dành cho các xét nghiệm sàng lọc và sau đó cần, phải nhanh chóng điều chê các thành phần máu. Hơn nữa, máu toàn phần tươi chỉ khác máu toàn phần đã bảo quản ở thành phần tiểu cầu, yếu tố đông máu VIII, nhưng lại có thể thay thế với chất lượng tốt hơn nhiều bằng chế phẩm tương ứng. Ngoài ra, chức năng hồng cầu của máu bảo quản dưới 5 ngày không kém máu toàn phần tươi.

Khối hồng cầu:

Đặc điểm: là máu toàn phần đã loại bỏ phần lớn huyết tương và có bổ sung dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu.

Điều kiện bảo quản và hạn dùng: ở 4°C trong 35 ngày với dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu có natri clorua - adenin - glucose - mannitol.

Chỉ định sử dụng: thường được sử dụng trong các trường hợp thiếu máu mạn tính. Đây là chỉ định bắt buộc khi bệnh nhân có kèm tình trạng suy tim, thận, người già yếu, mắc bệnh dài ngày.

Lưu ý: Bệnh nhân thiếu máu mạn tính thường dung nạp tốt với tình trạng thiếu máu do vậy không nên truyền máu khi lượng huyết sắc tố trên 80g/l ở bệnh nhân không có bệnh lý tim mạch.

Khối hồng cầu loại bỏ bạch cẩu, tiểu cẩu:

Đặc điểm: là khối hồng cầu đã loại bỏ bạch cầu, tiểu cầu. Mức loại bỏ bạch cầu, tiểu cầu tuỳ thuộc kỹ thuật sử dụng. Lọc bạch cầu bằng bộ lọc bạch cầu có hiệu quả cao nhất.

Điều kiện bảo quản và hạn dùng: tuỳ thuộc kỹ thuật sử dụng. Có thể hạn sử dụng kéo dài như các chế phẩm nói ở trên khi được điều chế trong hệ thống kín và vô trùng hoặc hạn sử dụng trong 24 giờ sau điều chế trong hệ thống hở không đảm bảo vô trùng.

Chỉ định sử dụng: khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu, tiểu cầu có thể làm giảm các tai biến truyền máu dạng sốt, rét, run, mẩn ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn...xảy ra trong vòng 8 giò sau truyền máu. Do vây chỉ định hợp lý ở các bệnh nhân thiếu máu được truyền máu nhiều lần đã có tiền sử phản ứng truyền máu như trên. Số lượng < 0,5 X 109 BC/đv khối hồng cầu có thể phòng ngừa các tai biến đó. Mục đích này có thể đạt được với cốc kỹ thuật loại bỏ bạch cầu đơn giản bằng cách ly tâm.

Phòng ngừa nguy cơ gây miễn dịch hệ HLA: các bạch cầu có mang các kháng nguyên hệ HLA trên màng tế bào. Kháng nguyên hệ HLA không chỉ có mặt trên tế bào bạch cầu mà có mặt trên nhiều loại tế bào, tổ chức của cơ thể. Việc sinh ra các kháng thể hệ HLA do truyền chế phẩm có chúa bạch cầu có thể gây ra phản ứng loại thải mảnh ghép ở các bệnh nhân cần ghép cơ quan, tổ chức như ghép tuỷ, ghép thận, gan,... Để đạt được việc phòng ngừa này, số lượng bạch cầu trong các đơn vị khối hồng cầu cần phải < 0,5x107 BC/đv và thực hiện được bằng cách sử dụng các bộ lọc bạch cầu.

Phòng ngừa bệnh lý ghép chống chủ ở bệnh nhân ghép cơ quan, tổ chúc và cốc tình trạng suy giảm miễn dịch. Với mục đích này có thể sử dụng khối hồng cầu chiếu phóng xạ để bất hoạt các bạch cầu lympho còn sót lại.

Phòng ngừa một sô' tình trạng bệnh lý do lây truyền qua bạch cầu như lây truyền virus CMV, nhiễm trùng vi khuẩn Yersinia,...

Lưu ý: Khả năng loại bỏ bạch cầu rất khác nhau tuỳ từng kỹ thuật sử dụng, trong khi yêu cầu mức độ loại bỏ bạch cầu cũng rất khác nhau tuỳ loại bệnh lý lâm sàng và nhu cầu điều trị, do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và thầy thuốc.

Khối hống cẩu rửa:

Đặc điểm: là khối hồng cầu rửa nhiều lần bằng dung dịch nước muối đẳng trương nhằm loại bỏ hầu hết huyết tương và sau đó bô sung dung dịch muối để hoà loãng.

Điểu kiện bảo quản và hạn dùng: ở 4°C trong 24 giờ

Chỉ định sử dụng:

Thiếu máu tan máu miễn dịch có hoạt hoá bổ thể

Chỉ định hợp lý trong thiếu máu mạn tính có tiền sử truyền máu dị ứng với các thành phần huyết tương.

Lưu ý:

Thiếu máu tan máu miễn dịch có nhiều loại, trong đó ồ người bệnh có hoạt hoá bổ thể (trong hội chứng thiếu máu tan máu kịch phát ban đêm) gặp tỷ lệ không nhiều.

IgA là thành phần có thể thiếu hụt bẩm sinh gặp ở một số người bình thường khi có tiếp xúc với những thành phần thuốc, dịch truyền có lẫn IgA có thể sinh kháng thể chống IgA. Các kháng thể này thường gây phản ứng dị ứng dạng phản vệ khi truyền máu có chứa IgA. Truyền khối hồng cầu rửa có thể tránh được tai biến nguy hiểm này.

Xem tiếp: Các chế phẩm máu và sử dụng lâm sàng (P2)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top