CHUẨN BỊ THU GOM MÁU
(xem thêm sách kỹ thuật xét nghiệm máu, 2005)
Khu vực lấy máu
Địa điểm lấy máu cần rộng rãi, thoáng sạch sẽ, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông (quạt, máy sưởi, điều hòa).
Cung cấp đủ nước sạch, nhà vệ sinh thuận tiện, nơi xe ra vào.
Lưu ý phương tiện phòng chống cháy nổ, lối thoát hiểm, đảm bảo an toàn cho người cho máu, đặc biệt khi tập trung đông người.
Dụng cụ - phương tiện lấy máu
(xem kỹ thuật).
Nhân lực
KIỂM TRA CÁC THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHO MÁU VÀ TIẾP NHẬN NGƯỜI CHO MÁU
Xác định người cho máu
Tiếp nhận người cho máu
TIẾN HÀNH LẤY MÁU:
Một số điểm cần chú ý:
Phải kiểm tra đối chiếu ngay trước khi lấy máu các thủ tục hành chính giữa hồ sơ cho máu, chứng minh thư - ống lấy máu xét nghiệm - túi lấy máu để tránh nhầm lẫn hay đổi người.
Phải luôn giao tiếp với người cho máu trong quá trình lấy máu.
Sau khi lấy máu xong cần để người cho máu nằm nghỉ một thời gian ngắn và thay đổi tư thế từ từ trước khi ròi khỏi phòng lấy máu.
Biết chăm sóc người cho máu khi có những phản ứng không mong muốn xảy ra như choáng ngất, mệt mỏi...
Lấy máu vào túi dẻo là quy trình lấy máu theo hệ thống kín, có thể thực hiện lấy máu ở nhiều nơi, không đòi hỏi điều kiện vô trùng phức tạp và tốn kém.
TƯ VẤN VÀ CHĂM SÓC SAU CHO MÁU
Sau khi cho máu, người cho phải được nghỉ ngơi tối thiểu 20 phút để cơ thể bổ sung lượng máu đã cho và người cho cần được uống nước hoa quả hoặc một bữa ăn nhẹ.
Khi người cho choáng váng hoặc chóng mặt thì để họ nằm đầu thấp, chân cao để tăng cung cấp máu cho não.
Nên khuyên người cho máu tự chăm sóc sau khi cho máu:
Uống nhiều nước hơn thường lệ trong vòng 4 giờ trước và sau khi cho máu.
Giữ bông cầm máu ở chỗ chọc ven khoảng 12 giờ.
Không uống quá nhiều rượu trước bữa ăn sau khi cho máu.
Nếu chỗ chọc ven chảy máu nên đưa tay lên cao và ấn vào chỗ bông cầm máu cho tới khi máu ngừng chảy. Nếu máu vẫn chảy thì họ nên quay lại ngân hàng máu để nhân viên y tế xử trí.
Nếu họ cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt, các triệu chứng dai dẳng thì họ nên quay lại ngân hàng máu để gặp nhân viên y tế.
Tránh gắng sức trong khoảng 24 giờ sau khi cho máu.
Cảm ơn người cho máu và khuyến khích họ cho máu nhắc lại.
THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI CHO MÁU
Quản lý hồ sơ.
Theo dõi sức khỏe.
Theo dõi bệnh nhiễm trùng.
NHỮNG PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA NGƯỜI CHO MÁU, CÁCH XỬ TRÍ
Hầu hết người cho máu chịu đựng khi cho máu đều rất tốt, ít khi xảy ra các phản ứng bất lợi với người cho. Một số các phản ứng bất lợi đó là:
Những trục trặc ở dòng máu chảy do chệch kim, bán tắc khi dòng máu chảy quá chậm, xử trí bằng cách chỉnh lại vị trí kim, nếu kim bị bán tắc thì bắt buộc phải rút ra để vuốt phần máu đông ra ngoài và tiến hành chọc ven lại từ đầu. Chú ý trước khi rút kim cần phải dùng panh kẹp chặt dây lấy máu cho túi lấy máu trở thành hệ thống kín.
Tụ máu: do kỹ thuật chọc không chuẩn xác, do thành mạch nơi chọc mỏng, xử trí sau khi lấy máu băng ép nhẹ và giải trích để người cho máu yên tâm, tránh hoang mang lo sợ. Giữ miếng băng ép khoảng 2 đến 4 giờ, nhắc người cho máu có thể vận động tay bình thường nhưng nên tránh động tác mạnh như nâng các vật nặng, có thể dùng thuốc giảm đau, chống phù nể tại chỗ, nhắc họ có thể quay lại cơ sở truyền máu kiểm tra nếu họ cảm thấy chưa yên tâm.
Tai biến do chọc vào động mạch: trường hợp này rất hiếm gặp. xử trí trong trường hợp thấy máu chảy vào trong túi có màu đỏ tươi và rất mạnh, cần tháo ngay dây ga rô, chặt dây lấy máu, rút kim và băng ép lại ngay ở vị trí chọc ven, để tay lên vị trí cao khoảng từ 5 đến 10 phút, giữ miếng băng ép khoảng 4 đến 6 giò. Báo cáo bác sĩ phụ trách, động viên và giải thích để người cho máu an tâm, chỉ cho người cho máu rời cơ sở truyền máu khi họ: cảm thấy hoàn toàn bình thường.
Xin lỗi họ và hẹn họ quay lại vào một dịp khác, nhắc họ có thể quay lại cơ sở truyền máu hoặc trung tâm y tế gần nơi họ sinh sống nếu họ cảm thấy cần thiết hoặc còn e ngại.
Phản ứng nhẹ: như lo lắng, bồn chồn, mạch nhanh, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, choáng váng, thở ngáp, buồn nôn. xử trí là ngừng ngay việc lấy máu để người cho máu nằm đầu thấp, tạo môi trường không khí thoáng cho người cho máu, hướng dẫn họ thở đều và chậm, có túi chứa chất nôn để dự phòng ngay bên cạnh. Để người cho máu nằm nghỉ ngơi thật đầy đủ, cho họ uổng một các nước trà đường lớn. Cần động viên, giải thích để người cho máu thấy luôn có sự theo dõi của nhân viên y tế để họ yên tâm. Cho người cho máu ra về khi thấy họ đã hoàn toàn bình thường.
Phản ứng trung bình: với các biểu hiện như ngất xỉu, mạch chậm; nhỏ thở nhanh nông, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, vã mồ hôi... xử trí là ngừng ngay việc lấy máu, hạ thấp đầu người cho máu, nới lỏng quần áo, tạo không khí thoáng cho người cho máu, kiểm tra mạch huyết áp. cần động viên, an ủi, giải thích và để người cho máu thấy luôn có sự theo dõi của nhân viên y tế để họ yên tâm. Chỉ cho người cho máu ra về khi thấy họ đã hoàn toàn bình thường, đồng thời nên khuyên họ không nên cho máu nữa. Ghi lại các diễn biến, thời gian kéo dài... vào hồ sơ người cho máu. Trường hợp cần thiết có thể nên có nhân viên đưa họ về.
Phản ứng nặng: ngất xỉu, mất ý thức, có thể kèm theo co giật và không kiểm soát được bài tiết. Để người cho máu nằm đầu thấp, nằm nghiêng để tránh sặc đường hô hấp, kiểm tra mạch huyết áp thường xuyên. Nới lỏng quần áo, tạo không khí thoáng cho người cho máu, tạo sự cách biệt với những người đang cho máu xung quanh để họ không hoảng sợ có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền. Trong các trường hợp phản ứng co giật kéo dài trên 5 phút, đây là trường hợp cấp cứu, cần phải có bác sĩ phụ trách theo dõi chặt chẽ, nếu cần có thể tiêm valium, depersolon tĩnh mạch. Ghi toàn bộ các diễn biến vào hồ sơ người cho máu, để người cho máu nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục hoàn toàn mới được rời khỏi cơ sở
Lấy máu (phải cỏ sự đồng ý của nhân viên y tế và kiểm tra trước khi họ ra về), giải thích và động viên họ một cách cẩn thận chu đáo. Nên có nhân viên cơ sở truyền máu đưa họ về. Tất nhiên những người này phải được giải thích là không nên và không được cho máu nữa.
Mỗi cơ sở truyền máu cần tạo ra cho mình một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, khá tốt trong giao tiếp, quy trình làm việc thật bài bản, như vây mới có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc, phát triển được đội ngũ người chõ máu ngày càng đông cả về số lượng cũng như chất lượng, người cho máu an toàn. Có như vậy mới đạt được đến mục tiêu của ngành truyền máu là có đủ được lượng máu an toàn chất lượng cho nhu cầu cấp cứu điều trị từ những người cho máu tình nguyện, nhân đạo, nhắc lại và không lấy tiền.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh