Được hưởng BHYT 100%, có phải đồng chi trả không?

Trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế bao phủ khá rộng ở các nội dung khám chữa bệnh nhưng sẽ có những nội dung KHÔNG THỂ BAO PHỦ HẾT, đặc biệt là các đầu tư về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, như ví dụ sau đây:

Xem bài gốc tại: https://baochinhphu.vn/duoc-huong-bhyt-100-sao-van-phai-nop-them-tien-102218625.htm

Như vậy, ngoài các khoản được BHYT thanh toán - tùy theo những danh mục đặc thù tại từng cơ sở khám chữa bệnh mà phải thu thêm đối với bệnh nhân có thẻ BHYT (dù ở mức chi trả nào của thẻ BHYT).

 

Ngoài ra, đối với trường hợp bệnh nhân có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải đóng tạm ứng khi nhập viện. Đây là khoản tiền tạm ứng viện phí đối với bệnh nhân điều trị nội trú hoặc khám bệnh. Khi bệnh nhân xuất viện mà tiền tạm ứng viện phí lúc đầu chưa khấu trừ hết thì sẽ được trả lại cho bệnh nhân. 

 

Những điều cần biết khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT

  1. Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
  2. Trường hợp cấp cứu: Được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tùy thân chứng minh nhân thân hợp lệ trước khi ra viện. Trong quá trình điều trị phát hiện và phải điều trị một số bệnh thì điều trị tại nơi cơ sở KCB được tính đúng tuyến.
  3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định trong trường hợp cơ sở KCB BHYT vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật đơn vị không triển khai thực hiện. Người bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ và giấy chuyển viện của cơ sở KCB chuyển tuyến.
  4. Trường hợp thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh: Đối tượng là" sĩ quan hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu..; Người có công với cách mạng; Thân nhân người có công với cách mạng( cha đẻ, mẹ đẻ, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ); Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện bảo trợ bảo trợ hàng tháng;" thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều trong trường hợp chuyển tuyến kỹ thuật.
  5. Trường hợp khám lại: theo yêu cầu điều trị: Người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 1 lần thực hiện khám chữa bệnh.
return to top