✅ 12 Dấu hiệu trên da cảnh báo bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm da. Khi bệnh đái tháo đường ảnh hưởng lên da, nó thường là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu quá cao. Điều này có nghĩa là:

  • Bạn có thể được chẩn đoán đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.
  • Điều trị hiện tại của bạn cho bệnh đái tháo đường cần được điều chỉnh.

Nếu bạn ghi nhận bất kì dấu hiện cảnh báo nào dưới đây trên da, đã đến lúc bạn cần gặp bác sĩ.

  1. Những khoảng màu vàng, hơi đỏ hoặc nâu trên da

Những khoảng màu vàng, hơi đỏ hoặc nâu trên da

Viêm da teo

Tình trạng da này thường bắt đầu với những sang thương chắc trông như mụn nhọt. Trong quá trình đó, những sáng thương này chuyển thành những khoảng da sưng và cứng. Những khoảng này có thể màu vàng, hồng nhạt hoặc màu nâu.

Bạn có thể ghi nhận:

  • Vùng da xung quanh bóng sáng như sứ
  • Có thể nhìn thấy mạch máu bên dưới
  • Da ngứa và đau
  • Sang thương da tiến triển theo chu kì: xuất hiện – biến mất – xuất hiện lại.

Tên y khoa của tình trạng này là viêm teo da hoặc hoại tử mỡ (necrobiosis lipodica).

Hành động

  • Kiểm tra xem bạn có mắc bệnh đái tháo đường hay không nếu bạn chưa được chẩn đoán trước đó.
  • Trao đổi với bác sĩ để được kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn.
  • Gặp bác sĩ da liễu, viêm da teo thì vô hại nhưng nó có thể dẫn đến biến chứng.
  1. Vùng da sẫm màu cảm giác như nhung

Khi những khoảng (dải) da tối màu xuất hiện ở vùng cổ, dưới cánh tay, bẹn hoặc những nơi khác nghĩa nghĩ là bạn đang có quá nhiều insulin trong máu. Đó là dấu hiệu của tiền đái tháo đường.  Tên y khoa của tình trạng da này là bệnh gai đen (acanthosis nigricans).

Vùng da sẫm màu cảm giác như nhung

Bệnh gai đen

Thường gây ra vùng da sẫm màu trên các nếp gấp ở cổ. Bệnh gai đen có thể là dấu hiệu đầu tiên khi một người mắc đái tháo đường.

Hành động: Kiểm tra đái tháo đường.

  1. Da dày và cứng:

Khi tình trạng da dày và cứng xuất hiện trên ngón tay, ngón chân hoặc cả hai, tên y khoa của tình trạng này là ngón tay xơ cứng.

Trên bàn tay, bạn nhận thấy vùng da căng, cứng như sáp ở mặt mu bàn tay. Những ngón tay có thể trở nên cứng và khó di chuyển. Tình trạng này sẽ tăng dần theo thời gian

Vùng da chắc, dày, nhìn như bị sưng có thể có thể lan lên vùng cẳng tay và cánh tay. Nó cũng có thể phát triển ở vùng lưng cao, vai và cổ. Đôi khi, vùng da dày lan đến mặt, vai và ngực.

Vài trường hợp hiếm gặp, da vùng đầu gối, mắt cá chân, khuỷu cũng dày lên, gây khó khăn trong việc duỗi thẳng chân, mũi bàn chân hoặc gấp tay. Bất kể vị trí mà tình trạng này xuất hiện, vùng da dày thường có hình ảnh như vỏ cam.

Vấn đề da này thường xuất hiện ở những bệnh nhân có biến chứng của đái tháo đường hoặc đái tháo đường khó kiểm soát.

Hành động

  • Thông báo với bác sĩ tình trạng da bị dày lên. Kiểm soát tốt đái tháo đường có thể làm tình trạng da cải thiện.
  • Bạn có thể cần tập vật lý trị liệu. Khi vùng da dày phát triển ở ngón tay, ngón chân hoặc những nơi khác như khớp, vật lý trị liệu có thể giúp bạn co và duỗi thẳng khớp.
  1. Bóng nước

Tình trạng này thì hiếm gặp, nhưng những bệnh nhân đái tháo đường có thể đột ngột xuất hiện bóng nước trên da. Bạn có thể thấy những bóng nước lớn hoặc một chùm bóng nước nhỏ, hoặc cả hai. Những bóng nước có xu hướng hình thành ở bàn tay, bàn chân, chân hoặc cẳng tay. Chúng có hình dạng giống như bóng nước xuất hiện sau bỏng nặng nhưng không gây đau.

Bóng nước

Bóng nước

Bóng nước lớn như hình trên có thể xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường.

Tên y khoa của tình trạng này là bóng nước tiểu đường.

Hành động

  • Thông báo với bác sĩ của bạn việc xuất hiện những bóng nước. Từ đó bác sĩ sẽ cung cấp các thông tin cần thiết giúp bạn hạn chế nhiễm trùng xảy ra.
  • Trao đổi với bác sĩ về việc làm thế nào để kiếm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn.
  1. Nhiễm trùng da

Bệnh nhân đái tháo đường có xu hướng dễ nhiễm trùng da. Nếu bạn nên ghi nhận một hoặc nhiều hơn những điều dưới đây, bạn có thể đã bị nhiễm trùng da.

  • Nóng, sưng và đau một vùng da.
  • Nổi ban ngứa và đôi khi có những bóng nước nhỏ, da khô bong vảy hoặc có dịch tiết màu trắng như phô mai

Nhiễm trùng da có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể, bao gồm kẽ chân, xung quanh một hoặc nhiều móng tay và vùng da đầu.

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da

Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh thường xuyên bị nhiễm nấm âm đạo thì có khả năng bị đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.

Hành động

  • Đến khám ngay nếu có nhiễm trùng.
  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng da khi bạn chưa được chẩn đoán đái tháo đường.
  • Nếu bạn đã được chẩn đoán đái tháo đường, bạn có thể cần kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  1. Vết thương hở và loét

Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể dẫn tới tuần hoàn kém và tổn thương dây thần kinh. Bạn có thể mắc phải những vấn đề trên nếu tình trạng đái tháo đường kém kiểm soát trong thời gian dài.

Tuần hoàn máu kém và tổn thương thần kinh có thể gây khó khăn trong việc lành thương. Điều này đặc biệt đúng trên bàn chân của bạn. Những vết thương hở này được gọi là vết loét đái tháo đường.

Vết thương hở và loét

Đái tháo đường và bàn chân

Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày để tìm những vết loét hay vết thương hở.

Hành động

  • Đi khám ngay khi có vết thương hở hoặc loét
  • Trao đổi với bác sĩ để được kiểm soát đường huyết tốt hơn
  1. Những đốm ở cẳng chân

Tình trạng da này gây ra những đốm (đôi khi là đường) tạo thành những vết lõm trên da. Những tổn thương này phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường. Tên y khoa là bệnh teo da đái tháo đường (diabetic dermopathy). Những đốm này thường hình thành ở cẳng chân. Trong một vài ca hiếm gặp, bạn sẽ thấy tình trạng này xuất hiện trên cánh tay, đùi, thân mình hoặc bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Những đốm ở cẳng chân

Những đốm ở cẳng chân

Teo da đái tháo đường: đây là một người đàn ông 55 tuổi đã mắc đái tháo đường nhiều năm.

Những đốm này thường màu nâu và không có triệu chứng gì. Vì một vài lí do, mọi người lầm lẫn chúng với những đốm lão hoá, nhưng những đốm và đường này thường bắt đầu nhạt màu dần sau 18 đến 24 tháng. Teo da đái tháo đường cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể.

Hành động

  • Thông báo với bác sĩ về những đốm này
  • Trao đổi với bác sĩ để kiểm soát đường huyết tốt hơn
  • Nếu bạn chưa được chẩn đoán đái tháo đường, hãy đi kiểm tra.
  1. Bùng phát các mụn nhỏ, màu đỏ nhạt – vàng

Khi những nốt mụn này xuất hiện, chúng trông giống như mụn nhọt. Sau đó chúng phát triển nhanh và chuyển thành màu hơi vàng. Bạn thường thấy những mụn này ở mông, đùi, khuỷ tay hoặc vùng khoeo chân. Tuy nhiên chúng có thể ở bất cứ nơi đâu.

Bùng phát các mụn nhỏ, màu đỏ nhạt – vàng

U vàng phát ban

Những mụn này xuất hiện đột ngột và mất đi nhanh chóng khi đái tháo đường được kiểm soát tốt.

Khi những nốt mụn này xuất hiện, chúng thường giống như mụn nhọt nhưng chúng phát triển nhanh chuyển thành màu hơi vàng. Bạn thường thấy những mụn này ở mông, đùi, khuỷ tay hoặc vùng khoeo chân. Tuy nhiên chúng có thể ở bất cứ nơi đâu. Đừng quan tâm đến việc chúng xuất hiện ở đâu, chúng thường mềm và đau. Tên y khoa của tình trạng da này là u vàng phát ban (eruptive xanthomatosis).

Hành động

  • Thông báo với bác sĩ của bạn về những nốt mụn này bởi vì tình trạng da này xuất hiện khi đái tháo đường không được kiểm soát.
  • Trao đổi với bác sĩ để kiểm soát tiểu đường tốt hơn.
  1. Xuất hiện các mụn sưng đỏ hoặc màu da.

Liệu tình trạng da này có liên quan với việc kiểm soát đái tháo đường hay không thì còn nhiều tranh cãi. Chúng ta biết rằng hầu hết mọi người mắc bệnh u hạt vòng không bị đái tháo đường. Tuy nhiên theo một vài nghiên cứu họ tìm ra rằng tình trạng da này thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Một trong những nghiên cứu đó chỉ ra rằng người mắc bệnh đái tháo đường nhiều khả năng bị u hạt vòng trên các vùng da lớn và những mụn này nổi lên và lặn xuống. Một số nghiên cứu khác kết luận rằng người bị u hạt vòng nổi lên và lặn xuống thì nên kiểm tra xem có bị đái tháo đường hay không.

Xuất hiện các mụn sưng đỏ hoặc màu da.

U hạt vòng (granuloma annulare)

Tình trạng da này gây ra khoảng mụn có màu da, đỏ, hồng hoặc xanh tím.

Hành động

  • Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn có những sang thương như trên, đặc biệt nếu nó tự nổi và tự lặn.
  1. Da rất khô và ngứa.

Da rất khô và ngứa.

Da khô và ngứa

Nếu như bạn bị đái tháo đường, bạn dễ bị khô da hơn. Lượng đường trong máu cao là nguyên nhân gây khô da. Nếu bạn bị nhiễm trùng da hoặc tuần hoàn máu kém thì tăng nguy cơ bị khô và ngứa da.

Hành động

  • Thông báo với bác sĩ về tình trạng da khô và ngứa. Nỗ lực kiểm soát tốt tình trạng đường huyết. Kiểm soát đường huyết tốt có thể giảm khô da.
  • Nếu bạn tiếp tục bị tình trạng khô da sau khi đã kiểm soát tốt đường huyết, hãy đi khám bác sĩ da liễu.
  1. Những khoảng tróc vảy hơi vàng ở trên và xung quanh mí mắt của bạn.

Những khoảng tróc vảy này xuất hiện khi lượng mỡ trong máu của bạn cao. Nó cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra rằng tình trạng đái tháo đường của bạn đang kiểm soát kém. Tên y khoa của tình trạng này là u vàng mí mắt (xanthelasma).

Hành động

  • Thông báo với bác sĩ về những khoảng tróc vảy vàng trên mí mắt
  • Trao đổi với bác sĩ về cách giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường có thể giúp những sang thương này tự mất đi.
  1. U mềm treo (skin tags)

Nhiều người có u lành da – mảnh da mọc ra và có cuống. Mặc dù vô hại, nhưng có quá nhiều u lành da có thể là dấu hiệu rằng lượng insulin trong máu bạn quá cao hoặc đái tháo đường týp 2.

U mềm treo (skin tags)

U lành da

Chúng phát triển phổ biến ở mi mắt, cổ, vùng dưới cánh tay và háng.

Hành động

  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần kiểm tra để chẩn đoán đái tháo đường.
  • Nếu bạn đã bị đái tháo đường, xin ý kiến bác sĩ nếu cần kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ da liễu

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều vấn đề về da. Hầu hết các vấn đề này là vô hại, nhưng ở bệnh nhân đái tháo đường thì ngay cả một vấn đề nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng. Bác sĩ da liễu có chứng chỉ hành nghề có thể nhận ra các vấn đề về da do đái tháo đường và giúp bạn quản lý và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.

 

 --  BS Phan Vũ Lam Phương  -- 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

return to top