CHÀM TỔ ĐĨA

Chàm tổ đĩa là gì?

Chàm tổ đĩa (Dyshidrotic eczema; pompholyx) là một tình trạng viêm da gây ngứa, mãn tính, tái phát, thường đối xứng trên lòng bàn tay, ngón tay và lòng bàn chân. Đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ, sâu, chứa dịch lỏng, kích thước 1 - 2 mm, khi khô lành đóng vảy sau vài tuần.

Các tên gọi khác cho tình trạng này bao gồm tổ đĩa, viêm da tay mụn nước cấp tính và tái phát, chàm lòng bàn tay cấp tính, chàm nội sinh mụn nước, tổ đĩa bàn tay, tổ đĩa bàn chân và tổ đĩa tay chân.

 

 

Ai bị chàm tổ đĩa?                                                                                                         

Tỷ lệ mắc chàm tổ đĩa không được biết đến, nhưng nó không phổ biến. Khoảng 20% bệnh nhân bệnh nhân bị viêm da bàn tay có chàm tổ đĩa. Sự xuất hiện dường như không tương quan với tuổi tác và giới tính.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra chàm tổ đĩa đến nay vẫn chưa rõ.

Nó không liên quan đến tắc nghẽn tuyến mồ hôi như suy nghĩ ban đầu khi căn bệnh này được công nhận hơn 100 năm trước. Nhưng có một số yếu tố liên quan đến rối loạn này, bao gồm:

  • Cơ địa
  • Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc dị ứng với nhiều loại kháng nguyên bao gồm niken, crom và coban

Viêm da tiếp xúc kích ứng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.

  • Nhiễm nấm: nấm thân có thể có liên quan đến tình trạng bộc phát dạng tổ đĩa
  • Cảm ứng ánh sáng : liên quan đến phơi nhiễm tia UVA
  • Liệu pháp globulin miễn dịch
  • Tăng tiết mồ hôi : đổ mồ hôi quá nhiều là một yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh

Các yếu tố khác:

  • Sự thay đổi theo mùa cũng có thể làm nặng thêm tình trạng tái phát
  • Hút thuốc
  • Thuốc tránh thai đường uống
  • Aspirin.

Các đặc điểm lâm sàng

  • Chàm tổ đĩa là một bệnh mạn tính, tái phát và xuất hiện dưới dạng các mụn nước nhỏ, sâu, chứa đầy dịch ở hai bên ngón tay, bàn tay và bàn chân
  • Các mụn nước nhỏ (1– 2mm), thường đối xứng, không có ban đỏ và không xảy ra ở những nơi khác trên cơ thể. Các mụn nước nhỏ có thể kết hợp lại thành các mụn nước lớn hơn
  • Cực kỳ ngứa
  • Các mụn nước thường khỏi sau 2 tuần 3 kèm theo khô đóng vảy
  • Mụn nước cũng có thể xảy ra trong các loại viêm da tay khác.

Chẩn đoán

  • Đây là chẩn đoán lâm sàng vì tiền sử và biểu hiện lâm sàng là điển hình khi các nguyên nhân khác được loại trừ
  • Khi thương tổn ở một bên thì cần xem xét nhiễm nấm (ví dụ nấm bàn tay hoặc nấm bàn chân), và cạo soi nên được thực hiện khi nghi ngờ nấm
  • Thử nghiệm patch test có thể được xem xét trong các trường hợp mãn tính hoặc không điển hình khi có nghi ngờ về nguyên nhân tiếp xúc dị ứng
  • Sinh thiết da hiếm khi cần thiết, và cho thấy tình trạng xốp bào.

Chẩn đoán phân biệt

Bao gồm:

  • Vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay bàn chân
  • Viêm da tiếp xúc (kích thích hoặc dị ứng)
  • Nấm
  • Ghẻ
  • Pemphigoid bóng nước.

Điều trị

      1.Biện pháp chung

  • Tránh các yếu tố làm nặng thêm
  • Ngâm dung dịch kali permanganat KMnO4 có thể hữu ích trong giai đoạn cấp tính.

      2.Biện pháp cụ th

 Điều trị tại chỗ:

  • Steroid ti ch(thường mạnh hoặc cực mạnh)
  • Pimecrolimus và tacrolimus
  • Gel Bexarotene
  • Sử dụng thường xuyên các chất làm mềm và kem dưỡng ẩm
  • Điện chuyển ion hoc Botox có khi được sử dụng cho tổ đĩa
  • Thuốc kháng nấm tại chỗ được chỉ định khi nhiễm nấm.
  • Liệu pháp ánh sáng
  • Psoralens ti chỗ và tia cực tím A (tPUVA).

Điều trị toàn thân:

  • Thuốc kháng histamine
  • Đợt ngắn corticosteroid đường uống để giảm tình trạng cấp tính
  • Thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc kháng nấm được chỉ định cho nhiễm trùng da thứ cấp
  • Các thuốc bậc hai bao gồm Methotrexate, Ciclosporin, Azathioprine và Mycophenolate
  • Retinoids uống bao gồm Alitretinoin, acitretin, và Isotretinoin
  • Các tác nhân sinh học bao gồm Dupilumab.

Diễn tiến bệnh

Bệnh diễn tiến mãn tính và tái phát nhiều đợt. Điều trị ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Một số trường hợp bệnh có thể tự giới hạn và việc điều trị có thể được giảm bớt.

Nguồn : Dyshidrotic eczema (Pompholyx, Vesicular Hand Eczema) DermNet (dermnetnz.org)

Người dịch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

return to top