✴️ Thủ thuật mở khí quản

Nội dung

Mở khí quản được thực hiện cho đối tượng nào?

Phẫu thuật mở khí quản được thực hiện ở  bệnh nhân bị giảm lưu lượng khí đến phổi do chấn thương hoặc tắc nghẽn trong khí quản hay do các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng phổi hoặc oxy máu.

Tác dụng

Thủ thuật có thể cần thiết cho những người bị giảm lưu lượng oxy đến phổi do các tình trạng sau đây:

  • Tổn thương khí quản do tắc nghẽn, chấn thương hoặc xạ trị

  • Viêm phổi nặng.

  • Đau tim cục bộ

  • Đột quỵ nghiêm trọng.

Trước tiên, bác sĩ có thể cố gắng hỗ trợ hô hấp bằng cách đưa ống nội khí quản qua đường miệng. Đối với bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp lâu dài bằng máy thở, phẫu thuật mở khí quản sẽ dễ kiểm soát đường thở và thoải mái cho bệnh nhân hơn ống nội khí quản.

      thủ thuật mở khí quản

Tiến hành thủ thuật

Phẫu thuật mở khí quản được thực hiện trong tình huống khẩn cấp khi bệnh nhân không thể thở được. Để thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt một vết nhỏ ở khí quản phía trước cổ. Sau đó, chèn một ống vào lỗ và cố định bằng khâu chỉ hoặc băng phẫu thuật. Thủ thuật này thường mất khoảng 20 đến 45 phút.

Hồi phục

Bệnh nhân thường có thể tự thở ngay sau khi phẫu thuật, nhưng một số trường hợp khác có thể cần sự trợ giúp từ máy thở với một vài thiết bị hỗ trợ chăm sóc đặc biệt.

Khí quản sẽ lành trong vài ngày sau phẫu thuật mở khí quản. Bệnh nhân có thể chảy một chút máu và đóng vảy xung quanh vết mổ.

Sau một tuần, bác sĩ sẽ thay thế ống mở khí quản bằng một ống mới. Bệnh nhân hoặc người nhà sẽ được hướng dẫn về cách tháo, vệ sinh và thay thế ống ở nhà. Việc làm sạch ống và lỗ thở thường xuyên giúp ngăn ngừa sự tích tụ dịch, mảng bám và giảm nguy cơ tắc nghẽn.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân đã được phẫu thuật mở khí quản có thể không còn cần đến ống mở khí quản. Vật lý trị liệu sẽ là cần thiết để giúp người bệnh có thể thở lại một cách tự nhiên mà không cần ống thở. Khí đó ống mở khí quản sẽ được tháo bỏ, vị trí phẫu thuật sẽ tự lành lại.

Chăm sóc bệnh nhân sau thủ thuật

Sau khi mở khí quản, vùng da xung quanh lỗ phẫu thuật sẽ cần được làm sạch nhiều lần trong ngày giúp ngăn ngừa mẩn đỏ do độ ẩm cao.

Ngoài ra cần làm sạch ống mở khí quản mỗi ngày. Ống mở khí quản có thể cần thay mới sau mỗi 1 đến 3 tháng. Người nhà bệnh nhân cũng sẽ cần được hướng dẫn về việc hút các mảng bám và dịch nhầy ra khỏi ống. Quá trình hít thở bằng đường ống có thể khiến bệnh nhân ho và cảm giác khó thở. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh nhân sẽ quen với cảm giác này hơn.

Cần báo với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc của dịch nhầy vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

Mặc dù ống mở khí quản được thiết kế có lớp phủ chống thấm. Tuy nhiên, cần cẩn thận hơn khi tắm với ống mở khí quản, nước đi vào ống có thể đọng lại trong phổi.

Bệnh nhân có ống mở khí quản có thể cần các thiết bị hỗ trợ sau đây:

  • Bình oxy, máy thở;

  • Máy hút sữa cầm tay;

  • Ống thông hút dùng một lần;

  • Dung dịch muối.      

Biến chứng

Phẫu thuật mở khí quản có thể gây ra các biến chứng ngắn hạn và dài hạn.

Biến chứng ngắn hạn

Tất cả các phẫu thuật đều mang một số rủi ro nhất định. Các biến chứng phổ biến nhất chảy máu và nhiễm trùng.

Trong một số trường hợp, ống mở khí quản có thể bị tụt ra ngoài ngay sau khi phẫu thuật. Điều này có thể gây nguy hiểm vì người bệnh sẽ không thể tự thở một cách bình thường.

Các biến chứng ngắn hạn có xu hướng xảy ra ở những người suy nhược, ốm yếu hoặc suy dinh dưỡng.

Biến chứng lâu dài

Biến chứng lâu dài của phẫu thuật mở khí quản là tổn thương khí quản có thể gây ra khi tháo ống mở khí quản. Đôi khi, ống mở khí quản có thể làm tổn thương khu vực xung quanh lỗ phẫu thuật dẫn đến nhiễm trùng và chảy máu nghiêm trọng.

Ống mở khí quản cũng có thể làm tăng sản xuất dịch nhầy trong đường thở. Dịch nhầy quá nhiều có thể gây tắc đường thở. Vì vậy, người nhà khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm khí quản cần được hướng dẫn, đào tạo về việc hút dịch nhầy để ngăn chặn tắc nghẽn.

Việc đặt bất kỳ ống nào vào đường thở có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

      biến chứng khi mở khi quản

Các phương pháp kiểm soát đường thở

Có một số loại thủ thuật nhằm quản lý việc tắc nghẽn đường thở và chấn thương.

Phẫu thuật mở khí quản và mở khí quản

Nhiều người thường sử dụng thuật ngữ phẫu thuật mở khí quản và mở khí quản thay thế cho nhau. Tuy nhiên, phẫu thuật mở khí quản chỉ đề cập đến thủ thuật tạo ra một lỗ ở khí quản. Mở khí quản là thủ thuật đặt ống để giữ đường thở. Nếu không cần thiết có thể loại bỏ mở khí quản.

Ống nội khí quản

Ống nội khí quản là một ống nhựa được đưa vào khí quản qua miệng hoặc mũi cho phép luồng không khí đến phổi.

Ống nội khí quản có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, ống làm loét miệng và tổn thương cho dây thanh âm gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc giao tiếp với người khác.

Mở sụn nhẫn giáp

Mở sụn nhẫn giáp là một thủ thuật liên quan đến việc đặt một ống thông qua một vết cắt trong màng sụn nhẫn giáp ở cổ được thực hiện nếu bệnh nhân không thể đặt nội khí quản.

Mở sụn nhẫn giáp là một thủ thuật nguy cơ tương đối cao. Do đó, đây là lựa chọn cuối cùng trong phẫu thuật mở thông đường thở.

Tóm lược

Mở khí quản là thủ thuật lắp ống vào khí quản để hỗ trợ hô hấp. Đây là một hình thức kiểm soát đường thở dài hạn cho những người có các tình trạng làm giảm lưu lượng không khí đến phổi.

Ống mở khí quản có thể gây ra các biến chứng. Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng nhất định, bệnh nhân và người thân cần được đào tạo về cách chăm sóc ống mở khí quản đặc biệt là các làm sạch ống mở khí quản và vùng da quanh khu vực phẫu thuật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top