✴️ Các loại rối loạn ăn uống và nguyên nhân gây rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là một vấn đề thường gặp có nguồn gốc từ tâm lý. Rối loạn ăn uống kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các loại rối loạn ăn uống và nguyên nhân gây rối loạn ăn uống.

 

Các loại rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống được chia thành nhiều loại:

  • Chứng nhịn ăn: Người mắc chứng bệnh này lúc nào cũng nghĩ mình quá mập nên cần phải ăn kiêng, nhịn ăn để giảm cân. Khi thân hình gầy gò vẫn giữ thói quen nhịn ăn. Điều này rất nguy hiểm vì khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy yếu, tăng nguy cơ tử vong.

  • Chứng ăn nhiều: Người mắc chứng bệnh này lại ăn rất nhiều, ăn không kiểm soát, ăn uống vô độ. Chứng ăn nhiều sẽ khiến cơ thể không kịp chuyển hóa hết các chất, tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây thừa cân, béo phì hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

  • Chứng ăn nôn: Người mắc chứng bệnh này thường găn nhiều, ăn không kiểm soát nhưng ăn vào lại nôn ra. Ăn không hấp thụ gây mệt mỏi, stress…

  • Ngoài các loại rối loạn ăn uống nêu trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số dạng khác như ăn nhiều không nôn, nhịn ăn nhưng không quá mức hoặc nhai, ăn vào lại nhổ ra…

Người bệnh khi gặp phải tình trạng rối loạn ăn uống cần hết sức bình tĩnh và chủ động đi khám và điều trị ngay bởi nếu rối loạn ăn uống kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe.

 

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống

Cho tới nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây rối loạn ăn uống. Tuy nhiên có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ăn uống như:

Rối loạn ăn uống có thể là do di truyền hoặc yếu tố tâm lý, tình cảm…

  • Di truyền: Một số người bị rối  loạn ăn uống là do di truyền có người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này.

  • Tâm lý và sức khỏe, tình cảm: Nhiều trường hợp rối loạn ăn uống là do mặc cảm với thân hình gầy nên ăn nhiều để tăng cân hoặc tự ti với thân hình béo nên nhịn ăn để gầy. Nhiều trường hợp là do xung đột gia đình, tâm lý, căng thẳng, stress nên chọn cách ăn nhiều, nhịn ăn…. để giải tỏa.

 

Cách xử trí tình trạng rối loạn ăn uống

Khi có những biểu hiện của rối loạn ăn uống, người bệnh cần đi khám ngay để được tư vấn biện pháp chữa trị phù hợp.  Việc điều trị chứng rối loạn ăn uống còn phụ thuộc vào độ tuổi, cách rối loạn.

  • Tâm lý trị liệu: Trước tiên cần ổn định tâm lý. Khi đã hiểu rõ về tình trạng rối loạn tâm lý cũng như nguyên nhân gây bệnh của mình, người bệnh sẽ hợp tác với bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống và tâm trạng phù hợp.

  • Tư vấn dinh dưỡng:  Người bệnh rối loạn ăn uống cần được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng phù hợp. Từ đó người bệnh mới có một thực đơn ăn uống hợp lý, cải thiện bệnh.

  • Hướng dẫn sử dụng thuốc: Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc hỗ trợ điều trị. Thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu, giúp người bệnh thoải mái tâm lý hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top