Loét bàn chân do đái tháo đường là vết loét da với sự mất độ dày đầy đủ của da ở bàn chân do các biến chứng thần kinh và / hoặc mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc type 2.
Loét bàn chân do đái tháo đường có tỷ lệ mắc mới hàng năm là 2–6% và ảnh hưởng đến 34% bệnh nhân đái tháo đường trong suốt cuộc đời của họ. Các yếu tố nguy cơ phát triển loét bàn chân do đái tháo đường bao gồm:
Bệnh đái tháo đường type 2 phổ biến hơn type 1
Thời gian mắc bệnh đái tháo đường ít nhất 10 năm
Kiểm soát đái tháo đường kém và HbA1c cao
Nam giới
Tiền sử từng bị loét bàn chân do đái tháo đường.
Loét bàn chân do đái tháo đường là do biến chứng thần kinh và / hoặc mạch máu.
Loét thần kinh
Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh cảm giác dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, thay đổi cảm giác hoặc mất cảm giác hoàn toàn và không có cảm giác đau. Bệnh thần kinh ngoại biên phát triển ở khoảng 50% người lớn mắc bệnh đái tháo đường, làm tăng nguy cơ chấn thương bàn chân do áp lực, vết cắt hoặc vết bầm tím.
Loét mạch máu
Các mạch máu cũng có thể bị tổn thương do lượng đường trong máu cao kéo dài, làm giảm lưu lượng máu đến bàn chân (thiếu máu cục bộ) và / hoặc da (bệnh lý vi mạch). Điều này dẫn đến lành thương kém.
Loét bàn chân do đái tháo đường là một vết loét da với tình trạng mất toàn bộ độ dày da thường biểu hiện trước tiên bằng một vết phồng rộp dưới da xuất huyết. Vết loét điển hình ở vị trí chai chân trên vùng da tỳ đè có hình tròn đục lỗ. Nó thường không gây đau đớn, dẫn đến việc khám trễ. Mô xung quanh vết loét có thể trở thành màu đen và hoại thư phát triển. Mạch mu bàn chân có thể không bắt được và xuất hiện tình trạng giảm cảm giác.
Loét chân ở vị trí tỳ đè
Mức độ nghiêm trọng của loét bàn chân tiểu đường được phân loại và chia nhiều giai đoạn. Có nhiều hệ thống phân loại khác nhau. Phân loại của Đại học Texas (UT) là một hệ thống có giá trị được sử dụng rộng rãi (Bảng 1).
Bảng 1. Phân loại loét bàn chân đái tháo đường của Đại học Texas (UT)
Giai đoạn |
Lớp |
0: Vết thương trước hoặc sau loét hoặc vết thương đã lành |
A: Không nhiễm trùng hoặc thiếu máu cục bộ |
1: Vết thương bề mặt không liên quan đến gân, bao khớp hoặc xương |
B: Có biểu hiện nhiễm trùng |
2: Vết thương thâm nhập vào gân hoặc bao khớp |
C: Thiếu máu cục bộ |
3: Vết thương xâm nhập vào xương hoặc khớp |
D: Nhiễm trùng và thiếu máu cục bộ |
Loét bàn chân do tiểu đường đặc biệt dễ bị nhiễm trùng thứ phát dẫn đến:
Nhiễm trùng vết thương
Viêm mô tế bào
Viêm tủy xương.
-- Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da --
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương