✴️ Nổi mụn ở vành tai – nguy hiểm hay không?

1. Nguyên nhân mọc mụn ở vành tai

Mụn là vấn đề da liễu thường gặp, các nốt mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên khắp cơ thể như: Mặt, ngực, vai hoặc lưng. Ở một số trường hợp, mụn lại xuất hiện ở vành tai. Để có hướng điều trị phù hợp, trước tiên cần xác định

Dưới đây là một số nguyên nhân mọc mụn ở vành tai bao gồm:

– Vành tai tiết nhiều dầu

Nếu vùng tai tiết quá nhiều dầu sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, kết hợp với việc vệ sinh tai không sạch sẽ, rất dễ tạo điều kiện lý tưởng cho mụn sinh sôi. Ngoài ra, tai tiết nhiều dầu cũng có thể là do cơ địa. Bên cạnh đó, việc đội mũ bảo hiểm quá lâu cũng khiến cho vùng tai bị bí, đọng lại nhiều mồ hôi dẫn tới mọc mụn ở vành tai.

– Không vệ sinh vành tai sạch sẽ

Mụn xuất hiện ở vùng vành tai thường là do tình trạng bã nhờn, bụi bẩn, cũng như tích tụ các tế bào chết ở da khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển. Ngoài ra, chủ yếu là do vùng tai phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, do đó nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ rất dễ mọc mụn ở vành tai.

Tai không được vệ sinh sạch sẽ có thể là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mụn ở vành tai

Tai không được vệ sinh sạch sẽ có thể là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mụn ở vành tai

– Do bệnh viêm tai ngoài

Ngoài ra, mọc mụn ở vành tai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài. Xuất phát từ những lí do như để tai tiếp xúc thường xuyên với nước khi đi tắm ở bể bơi hoặc đi tắm biển khiến tai có thể bị nhiễm khuẩn, gây viêm và nổi mụn. Một nguyên nhân khác thường thấy là do chúng ta sử dụng dụng cụ ngoáy tai không sạch sẽ khiến tai dễ bị nổi mụn. Do đó, nếu như bạn thấy nổi nhiều mụn ở vùng vành tai, kết hợp với các triệu chứng sưng, nhức nhối, khó chịu thì khả năng cao bạn đang mắc phải bệnh lý viêm tai ngoài.

– Nhiễm trùng tai do xỏ khuyên

Việc xỏ khuyên tai dẫn đến nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc mụn ở vành tai, đặc biệt, với những vị trí có sụn ở trên như vành tai thì bạn sẽ càng có nguy cơ bị đau, nhức hơn.

– Rối loạn nội tiết tố

Đối với phụ nữ bước vào các giai đoạn nội tiết tố như: Mang thai, dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt…. đều có thể nổi mụn khắp cơ thể, không riêng gì ở vùng tai. Nguyên nhân là bởi hormone rối loạn có thể kích thích tuyến dầu sản sinh ra nhiều bã nhờn, khiến cho lỗ chân lông bị bít tắt, gây nổi mụn.

– Do cơ thể thiếu nước

Việc cơ thể thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, thận, bên cạnh đó, khi da không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết thì sẽ dẫn đến cản trở quá trình thải bã nhờn của da gây tình trạng mụn.

– Dị ứng với hóa mỹ phẩm

Nếu như sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa nhiều hóa chất hay chất bảo quản như: Nước hoa, sữa tắm… cũng sẽ khiến cho vùng tai bị kích ứng, dẫn tới tình trạng nổi mụn ở xung quanh tai hoặc ở vùng tai.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc căng thẳng quá độ, stress trong khoảng thời gian kéo dài cũng sẽ gây rối loạn hormone, khiến mụn mọc ở vành tai.

 

2. Mọc mụn ở vành tai có nguy hiểm hay không?

Với trường hợp nốt mụn không quá to, khi mọc không có cảm giác nhức nhối hay lây lan nhanh thì hầu như không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như mụn có kích thước to, thường là mụn bọc bị viêm hoặc vỡ ra thì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây u nang hoặc biến chứng thành nốt sần ở phía sau tai.

Ngoài ra, với những nốt mụn to, sần thì bạn cũng cần hết sức cảnh giác, bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: Nhiễm trùng, viêm xương chũm, áp xe hay u nang bã nhờn. Lúc này, tốt hơn hết là bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tìm ra phương hướng xử trí kịp thời.

Mụn mọc ở vành tai có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng

Mụn mọc ở vành tai có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng

 

3. Các phương pháp trị mụn ở vành tai hiệu quả

Nếu như vấn đề mọc mụn gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

3.1. Làm sạch tai với nước muối sinh lý

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh nhẹ nhàng vùng vành tai hoặc vùng phía sau tai có chứa nốt mụn một cách sạch sẽ. Trước tiên, hãy lấy bông gồn sạch, thâm một chút nước muối sinh lý và lau sạch sẽ ở vùng tai có chứa nốt mụn. Mỗi ngày, bạn có thể thực hiện 2 lần sáng và tối.

3.2. Chườm nóng

Chườm nóng là biện pháp có tác dụng giúp giảm viêm sưng và giảm mụn khá hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là cách tị mụn bọc có độ an toàn khá cao lại dễ thực hiện. Bạn có thể áp dụng theo phương pháp như sau:

– Làm sạch mụn bằng nước muối sinh ký hoặc cồn y tế

– Dùng khăn sạch hoặc gạc y tế để nhúng vào nước nóng, vắt cho ráo nước rồi đắp trực tiếp lên trên nốt mụn

– Đắp trong khoảng 15 phút, áp dụng khoảng từ 3 đến 4 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả cao.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top