✅ U nang biểu bì

Nội dung

U nang biểu bì là gì

U nang biểu bì là một khối u nhỏ ở dưới da. Chúng thường không cần điều trị, trừ khi bệnh nhân muốn loại bỏ u nang vì lý do thẩm mỹ, hoặc u nang bị nhiễm trùng.

U nang biểu bì là một khối u không đau, phát triển chậm. Theo hiệp hội da liễu Anh, u nang này phổ biến và không phải là ung thư.

Một u nang điển hình gồm có 2 phần: lớp vỏ bọc và phần nhân.

Lớp vỏ của u nang biểu bì được tạo thành từ các tế bào da tạo sừng (keratin). Sừng là thành phần cấu tạo nên tóc và lớp ngoài cùng của da. Nhân của u nang biểu bì mềm, giống như phô mai và có mùi có chịu.

U nang biểu bì khác với u nang bã nhờn như thế nào?

Trước đây nhiều người xem u nang biểu bì như một u nang bã nhờn. Điều này là không chính xác. U nang bã nhờn ít phổ biến hơn và nhân chứa dịch nhờn, trong do các tuyến bã nhờn tiết ra.

Triệu chứng

U nang biểu bì thường không đau trừ khi bị viêm hoặc nhiễm trùng. Người bệnh có thể di động nhẹ khối u.

U nang biểu bì có kích thước thay đổi, có thể nhỏ hoặc lớn hơn một trái bóng golf. Các u nang nhỏ còn được gọi là mụn hạt kê (milia) và có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

Một chấm nhỏ sẫm màu giống lỗ chân lông có thể xuất hiện, đây là miệng của u nang. Bên trong nang có thể chứa chất màu vàng, mềm như phô mai và có mùi khó chịu.

U nang bì có thể xuất hiện bất cứ ở đâu trên cơ thể, nhưng điển hình ở:

  • Mặt;
  • Tai;
  • Cổ;
  • Ngực;
  • Lưng trên;
  • Bìu;
  • Âm hộ.

Khoảng 7% các u nang biểu bì phát sinh ở đầu hoặc vùng cổ.

Nguyên nhân

U nang biểu bì thường xuất hiện do sự bí tắc của nang lông, tạo điều kiện cho u nang phát triển. Do đó, tình trạng này phổ biến ở những người bị mụn trứng cá vì lỗ chân lông bị bít tắc có xu hướng nhiều hơn.

Một u nang biểu bì cũng có thể hình thành tại vị trí bị chấn thương của cơ thể.

Điều trị

U nang biểu bì có thể không cần điều trị gì, miễn là chúng không xuất hiện tại các vị trí nhạy cảm trên cơ thể và có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyến khích loại bỏ khi:

  • U nang bị nhiễm trùng;
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày;
  • Vì các lý do thẩm mỹ.

Ở các trường hợp này, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ, sau đó phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u để giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Nếu có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bệnh nhân và dẫn lưu u nang nếu cần.

điều trị u nang biểu bì

Ai dễ bị u nang biểu bì?

U nang biểu bì thường xuất hiện ở người lớn, và ở nam nhiều hơn hai lần so với nữ.

Khả năng xuất hiện u nang biểu bì tăng nếu bệnh nhân có một số rối loạn di truyền sau:

  • Hội chứng nevus tế bào đáy;
  • Bệnh dày móng di truyền tuýp 2 (Pachyonychia congenita type 2);
  • Hội chứng Gardner.

Biến chứng

Biến chứng thường gặp nhất xảy ra khi u nang bị vỡ, dẫn đến:

  • Sưng;
  • Đau;
  • Nhiễm trùng da;
  • Viêm mô tế bào tại chỗ.

Sau khi cắt bỏ, bệnh nhân có thể bị:

  • Nhiễm trùng;
  • Tổn thương các mô xung quanh;
  • Sẹo;
  • Chảy máu.

Đôi khi, các bác sĩ sẽ đề nghị siêu âm để kiểm tra khối u trên cơ thể người bệnh có phải là u nang biểu bì hay không.

Theo một báo cáo tổng hợp năm 2018, u nang biểu bì hiếm khi trở nên ác tính. Ung thư biểu mô tế bào vảy ở da, ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào Merkel có thể phát sinh từ u nang biểu bì.

Chẩn đoán

Trước khi chẩn đoán một bệnh nhân có u nang biểu bì, bác sĩ cần loại trừ một số tình trạng như:

  • U mỡ (lipoma);
  • U nang pilar;
  • Áp xe;
  • U nang lớp;
  • U nang tuyến bã (steatocystoma);
  • Ung thư biểu mô.

Có những trường hợp bác sĩ không thể chẩn đoán xác định một u nang biểu bì cho đến khi loại bỏ chúng. Tại thời điểm cắt bỏ, bác sĩ sẽ kiểm tra dưới kính hiển vi để đảm bảo chắc chắn đây đơn thuần là một u nang biểu bì, chứ không phải là một bệnh lý nguy hiểm khác.

Khi nào cần liên hệ bác sĩ?

U nang biểu bì không có hại nhưng bệnh nhân cần đi khám nếu u nang tăng kích thước nhanh hoặc u nang ở những vị trí ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Một số bệnh nhân có thể không quan tâm đến u nang biểu bì, nhưng nếu muốn loại bỏ chúng vì lý do thẩm mỹ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên đi khám nếu thấy khối u:

  • Vỡ;
  • Viêm;
  • Nằm ở vị trí dễ bị kích thích hoặc va chạm thường xuyên;
  • Xuất hiện ở nơi bất thường, như ở ngón tay hoặc cơ quan sinh dục.

Điều quan trọng là không tự ý loại bỏ u nang biểu bì tại nhà vì có thể dẫn đến sẹo và một số biến chứng khác.

Tiên lượng

Nếu bác sĩ da liễu loại bỏ hoàn toàn vỏ túi nang, u nang biểu bì sẽ không tái phát.

Tuy nhiên, nếu u nang bị vỡ, khó có thể loại bỏ hoàn toàn và tăng khả năng tái phát.

Tóm lược

U nang biểu bì xuất hiện do sự bít tắc của nang lông, bên trong chứa chất sừng màu vàng, mềm, giống phô mai.

U nang biểu bì thường không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đi khám nếu u nang gây mất thẩm mỹ hoặc bị viêm, nhiễm trùng.

Bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Có thể bạn quan tâm: U nang âm đạo

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

return to top