Một số biện pháp điều trị ung thư sẽ sử dụng liệu pháp ghép tế bào gốc kèm theo hóa trị hoặc xạ trị. Các tế bào gốc khỏe mạnh sẽ được thu thập từ chính bệnh nhân hoặc người khác.
Cấy ghép dị thân là biện pháp sử dụng các tế bào được thu thập từ một người hiến khỏe mạnh không có ung thư và tương thích với loại mô của bệnh nhân. Hầu hết những người hiến là người thân rất gần của bệnh nhân, ví dụ như anh chị em ruột.
Sử dụng cấy ghép tế bào gốc từ người hiến có thể gây ra hiện tượng mảnh ghép tấn công ung thư, xảy ra khi tế bào gốc của người hiến tấn công các tế bào ung thư của người được ghép.
Tuy nhiên, hiện tượng đào thải ghép cũng có thể xảy ra. Đào thải ghép là một tình trạng nguy hiểm và có thể gây tử vong, đây là tình trạng các tế bào của vật chủ tấn công các tế bào khỏe mạnh nhận được từ người hiến, gây ra hàng loạt các vấn đề y khoa.
Có hai dạng đào thải ghép: cấp và mạn.
Rất khó để biết được tỷ lệ xảy ra chính xác của đào thải ghép cấp, nhưng một số báo cáo cho rằng con số đó là khoảng 20%, trong khi một số người khác lại cho rằng có thể lên đến 80% những bệnh nhân được cấy ghép dị thân sẽ gặp phải đào thải ghép.
Đào thải ghép cấp được chẩn đoán trong vòng 100 ngày đầu tiên sau khi thực hiện phẫu thuật ghép, thường xảy ra nhất trong vòng 2-3 tuần sau khi thực hiện cấy ghép.
Trong khoảng thời gian này, tủy xương mới sẽ bắt đầu tạo ra các tế bào máu mới và các tế bào miễn dịch của người được ghép sẽ bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh của người hiến.
Đào thải ghép cấp có thể gây ảnh hưởng đến da, gan, và ruột, gây ra các triệu chứng như nổi mẫn, tiêu chảy (đôi khi sẽ đi kèm với đau dạ dày và nôn), hoặc tăng men gan. Một số trường hợp sẽ diễn tiến thành đào thải ghép mạn.
Đào thải ghép mạn thường xảy ra nhất ở những người đã từng bị đào thải ghép cấp. Tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong khoảng từ 3 tháng đến hơn 1 năm sau mổ. Các tình trạng đào thải ghép mạn có nhiều dạng từ nhẹ cho đến nặng và có thể kéo dài và làm suy nhược cơ thể.
Đào thải ghép mạn có thể gây ra các vấn đề về da và rụng tóc. Các cơ quan trong cơ thể như phổi và gan cũng có thể bị ảnh hưởng.
Đào thải ghép mạn có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau trên nhiều bộ phận của cơ thể:
Đào thải ghép là một phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vật lạ đi vào cơ thể. Trong trường hợp của đào thải ghép, vật lạ không phải là tế bào của người hiến mà lại là tế bảo của chính bệnh nhân nhận được mảnh ghép.
Tế bào T của người hiến, là các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng, lại không nhận diện được tế bào ở các cơ quan của người nhận, các cơ quan này về sau sẽ bị ảnh hưởng.
Tổn thương mô do biện pháp điều trị kích thích cơ thể tiết ra các protein viêm. Các protein này làm gia tăng phản ứng của các vật chất ở bên trong tế bào của người nhận làm kích hoạt các tế bào miễn dịch.
Sau đó, các tế bào T của người hiến bị kích hoạt để chống lại các tế bào của người nhận. Phản ứng miễn dịch này được điều phối bởi tế bào T của người nhận. Khi các tế bào đích chết đi và mô bị hủy bởi phản ứng miễn dịch, một phản ứng viêm khác mạnh hơn sẽ xảy ra.
Tất cả mọi người đều có một loại protein khác biệt thừa hưởng từ bố mẹ, được gọi là kháng nguyên leukocyte người (HLA). Những người duy nhất có HLA giống hệt nhau là những cặp sinh đôi cùng trứng. Để có thể ngăn chặn được hiện tượng đào thải ghép xảy ra, người hiến và người nhận được ghép cặp theo HLA trước khi ghép để chắc chắn rằng HLA giống nhau nhất có thể.
Tuy nhiên, ghép cặp HLA không phải lúc nào cũng có tác dụng, do đó luôn luôn tồn tại nguy cơ bị đào thải ghép ở những bệnh nhân được ghép tế bào gốc dị thân.
Nguy cơ xảy ra đào thải ghép sẽ gia tăng trong một số trường hợp như:
Đào thải ghép cấp thường gây ra nổi mẫn ở da vùng lòng bàn tay, lưng bàn chân, lỗ tai, hay mặt. Bệnh nhân có thể bị đau hoặc ngứa ở những vị trí bị nổi mẫn. Nổi mẫn có thể lan đến vùng thân của cơ thể.
Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm:
Các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về các triệu chứng quan trọng cần nên chú ý để có thể báo lại cho nhân viên y tế nhằm giúp bệnh nhân có thể nhận được chăm sóc và điều trị tức thời.
Các bác sĩ có thể chẩn đoán được đào thải ghép cấp và mạn sau khi đánh giá các triệu chứng. Tuy nhiên cần phải có mẫu sinh thiết mô để có thể xác nhận chẩn đoán.
Các mẫu sinh thiết có thể được lấy ở da, gan, dạ dày, ruột và những vị trí khác để có được một chẩn đoán chính xac. Các xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện nếu cần.
Thường thuốc ức chế hệ miễn dịch hoặc các thuốc kháng viêm như steroids sẽ được sử dụng để điều trị đào thải ghép. Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào tình trạng cấp hay mạn.
Bệnh nhân bị đào thải ghép có khả năng sẽ cần phải được điều trị trong một năm hoặc hơn nữa, phụ thuộc vào đáp ứng của điều trị.
Đào thải ghép cấp thường được điều trị bởi nhóm thuốc glucocorticoids (steroids) và cyclosporine (thuốc ức chế miễn dịch).
Các loại thuốc khác đã được phê duyệt hoặc đang được thử nghiệm bao gồm:
Một biện pháp điều trị có tiềm năng khác là quang hóa ngoài cơ thể, một biện pháp đang được nghiên cứu có khả năng loại bỏ, điều trị, và tái nhập máu của bệnh nhân. Liệu pháp truyền tế bào gốc trung mô hiện đang được thử nghiệm.
Đào thải ghép mạn thường được điều trị với thuốc corticosteroid của nhóm steroid, và có thể kèm với cyclosporine. Các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng nếu như không đáp ứng với liệu pháp truyền thống. Các thuốc đó bao gồm:
Đào thải ghép có thể có mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể đe dọa đến sự sống của bệnh nhân trong một số trường hợp. Các bác sĩ sẽ thảo luận về tiên lượng của từng bệnh nhân một cách riêng biệt, dựa vào một số nhân tố khác nhau.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh