sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, chúng ký sinh bên trong cơ thể của muỗi Anophen. Khi bị đốt, những ký sinh này sẽ theo nước bọt của muỗi để đi vào bên trong cơ thể, chúng sống ở tế bào gan, hồng cầu và đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh Sốt rét.
Bệnh có thể lây từ người sang người nếu các đối tượng đều bị muỗi mang trùng đốt, hoặc đốt từ người bệnh sang người lành. Khi đã mắc, bạn có thể gặp những cơn sốt theo chu kì cứ 2 - 3 ngày lại sốt một lần. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.
Bệnh do ký sinh trùng gây ra và muỗi chính là véc tơ truyền lây
Bệnh do ký sinh trùng sốt rét chi Plasmodium gây ra. Theo nghiên cứu, ở người có đến 5 loài ký sinh trùng thuộc chi này gây bệnh gồm: P.falciparum, P.malariae, P.ovale, P.vivax, P.knowlesi.
Đặc biệt hơn, hai loài P.falciparum và P.vivax tuy cũng gây bệnh nhưng lại có tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các loài còn lại. Các ký sinh trùng này không thể tồn tại ở môi trường bên ngoài mà cần phải có cơ thể vật chủ (muỗi Anophen, con người) mới có thể tồn tại và phát triển.
Nhiều người khi nhắc đến muỗi vằn hay muỗi Anophen thì đều nghĩ chúng là một, và là những vật trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai. Thực chất chúng là 2 cá thể khác nhau, dưới đây là cách để biệt:
Loài này có tên khoa học là Aedes aegypti hay còn gọi với tên thông thường là muỗi vằn. Chúng có nguồn gốc ở Châu Phi nhưng do phát triển về ngoại giao, giao thương trao đổi hàng hóa trên khắp thế giới nên hiện nay muỗi vằn đã xuất hiện hầu hết ở mọi châu lục, phát triển mạnh mẽ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Muỗi vằn có đặc điểm rất dễ nhận biết so với những loài khác toàn thân có màu đen, đồng thời có những vệt trắng cách đều nhau từ đầu đến chân kể cả ở phần bụng. Muỗi thường hoạt động mạnh vào lúc có ánh sáng yếu như hoàng hôn hay bình minh, loài này theo mồi rất dai chỉ khi hút máu no bụng mới bỏ đi. Muỗi vằn thường lây truyền những bệnh như: Sốt xuất huyết, vàng da, zika.
Muỗi vằn lây truyền bệnh sốt xuất huyết, zika
Loài này có tên khoa học là Anopheles gambiae. Chúng thường sống và sinh sản ở vùng nước ngọt. Muỗi Anophen có bụng nhọn, trên cánh có các vệt màu trắng đen, đặt biệt muỗi này có cái vòi rất dài và bằng với chiều dài cơ thể của chúng. Khi đậu trên da chúng có xu hướng chếch bụng và hai chân sau tạo một góc từ 40 đến 45 độ so với da.
Loài này thường hoạt động về đêm, chúng không giống với muỗi vằn khi hút máu xong sẽ bay đi mà sẽ ở lại trong nhà vài giờ sau khi đốt, tiếp đó sẽ bay đi và trú tại các bụi cây cỏ mọc ven đường hay xung quanh nhà để nghỉ ngơi. Muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét.
Muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét
Thời gian ủ bệnh còn tùy thuộc vào muỗi Anophen đang mang trùng loài ký sinh nào như: đối với P.falciparum thì thời gian ủ bệnh trung bình là 12 ngày, P.vivax trung bình 14 ngày, P.malariae là 20 ngày thậm chí là một tháng, P.ovale từ 11 ngày đến 10 tháng. Theo như phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì bệnh sốt rét ở Việt Nam được chia làm hai loại như sau:
Đây là dạng bệnh có những biểu hiện triệu chứng thường gặp khi mới mắc, dạng này không đe dọa đến tính mạng con người. Sốt rét thông thường được thể hiện qua ba dạng sốt như sau:
Dạng bệnh này gồm có 4 thể:
Bệnh lý này rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ lứa tuổi nào. Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc:
Bệnh sốt rét tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ kiểm soát, sau đây là một số cách phòng và điều trị bệnh:
Phun thuốc muỗi định kỳ để phòng bệnh
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh