Hạ protein máu là tình trạng lượng protein trong máu rất thấp. Các cơ quan như xương, cơ bắp, da và gần như mọi cơ quan hay mô quan trọng khác đều cần protein. Cơ thể không thể dự trữ protein trong thời gian dài, vì vậy cần cung cấp đủ protein mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động hiệu quả.
Hạ protein máu không phổ biến ở các nước phát triển do hầu hết mọi người đều có chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, những người có một số tình trạng sức khỏe nhất định hoặc chế độ ăn thiếu protein có thể xảy ra hạ protein trong máu. Cũng có thể gặp phải tình trạng này khi awu kiêng cực đoan và thiếu khoa học.
Các triệu chứng của hạ protein máu khác nhau và có thể từ nhẹ đến nặng bao gồm:
Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như thiếu máu do thiếu sắt hoặc các vấn đề với hệ thống miễn dịch. Vì vậy chỉ có thể xác định hạ protein máu thông qua các xét nghiệm máu.
Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ kém và sự hạn chế của nguồn protein từ thực phẩm thường là nguyên nhân chính gây hạ protein máu. Việc hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm hoặc thực hiện chế độ ăn kiêng khem cũng có thể dẫn đến thiếu hụt protein trong cơ thể.
Hạ protein máu có thể liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, đặc biệt là nếu không cung cấp đủ lượng calo cần thiết hoặc không ăn một số nhóm thực phẩm nhất định. Hạ protein máu do chế độ ăn uống có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
Gan đóng vai trò chính trong việc xử lý protein trong cơ thể. Nếu gan không hoạt động đúng cách, cơ thể không có đủ protein để thực hiện các chức năng quan trọng. Điều này có thể xảy ra ở những người mắc các tình trạng gây rối loạn chức năng gan như viêm gan hoặc xơ gan.
Thận giúp lọc các chất thải từ máu và thải ra qua nước tiểu. Khi thận hoạt động hiệu quả, protein vẫn được giữ lại trong máu. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương hoặc hoạt động không hiệu quả, có thể xảy ra tình trạng mất protein qua nước tiểu.
Tình trạng này có thể xảy ra ở những người bị tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và một số bệnh thận.
Bệnh celiac là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào của cơ thể trong ruột non. Phản ứng này xảy ra khi ăn thực phẩm có chứa gluten - một loại protein có trong bột mì.
Tổn thương tự miễn cho ruột non có thể dẫn đến giảm hấp thu nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả protein.
Một số dạng bệnh viêm ruột (IBD) gây viêm ở ruột non. Tổn thương ruột non có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Xét nghiệm máu có thể cho biết liệu một người có đủ protein trong cơ thể hay không. Có thể thực hiện bộ xét nghiệm tổng tỷ lệ protein, albumin và albumin/ globulin (A/G). Albumin và globulin là hai loại protein mà gan tạo ra. Xét nghiệm này có thể cho biết tổng lượng protein trong máu và đánh giá mức độ protein albumin và globulin. Nếu hai protein này mất cân bằng có thể báo hiệu một số bệnh lý chẳng hạn như rối loạn chức năng gan, bệnh thận hoặc tình trạng tự miễn dịch.
Có thể điều trị trực tiếp với nguyên nhân gây ra tình trạng protein thấp. Điều trị cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, tuổi tác và bệnh sử của từng cá nhân. Ví dụ về phương pháp điều trị bao gồm:
Mức khuyến nghị hàng ngày (RDA) của protein là 0,8 gram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Cần ít nhất 10% lượng calo hàng ngày được cung cấp từ protein. Những người rất năng động, mang thai hoặc đang xây dựng cơ bắp có thể cần nhiều hơn lượng protein được đề nghị.
Protein được tạo thành từ các axit amin là các nền tảng để xây dựng các mô. Cơ thể cần nhiều loại axit amin khác nhau để thực hiện các chức năng hoạt động thường nhật.
Protein động vật cung cấp protein hoàn chỉnh bao gồm thịt, cá, trứng... Đậu nành cũng là một nguồn protein hoàn chỉnh. Những thực phẩm này chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần.
Nguồn protein từ thực vật bao gồm các loại hạt và đậu, rau đậm màu cung cấp một số axit amin thiết yếu. Những người theo chế độ ăn chay nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc thực vật mỗi ngày.
Mặc dù protein động vật chứa tất cả các axit amin thiết yếu theo tỷ lệ thích hợp, tuy nhiên nhiều trong số chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ví dụ, thịt đỏ thường chứa lượng chất béo bão hòa và mức calo cao.
Cá được nuôi ở môi trường nước ô nhiễm có thể chứa thủy ngân hoặc các chất độc khác, vì vậy trẻ em hoặc phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhiều cá có nhiều thủy ngân.
Sử dụng nhiều loại protein từ các nguồn động vật và thực vật là cách tốt nhất để tránh tình trạng hạ protein máu. Mặc dù hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật không phải nguồn dồi dào protein nhưng chúng cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tật.
Thay vì chỉ tập trung vào một số ít thực phẩm giàu protein, việc thực hiện một chế độ ăn uống đa dạng là cách tốt nhất để có sức khỏe tối ưu.
Tiên lượng điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây thiếu protein. Hạ protein máu thường cần được chăm sóc và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng phức tạp.
Ngoài ra cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng bao gồm đủ protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
Xem thêm: Các phương pháp giúp bổ sung nhiều protein hơn
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh