Hai loại IBD chính là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Tình trạng này gây viêm ở đại tràng bao gồm:
Viêm loét trực tràng: Gây viêm ở trong trực tràng. Đây thường là dạng viêm loét đại tràng nhẹ nhất.
Viêm đại tràng phổ: Xảy ra khi viêm lan rộng trên toàn bộ đại tràng.
Viêm proctosigmoid: Ảnh hưởng đến trực tràng và đại tràng sigma.
Viêm đại tràng xa: Loại này xảy ra khi viêm kéo dài từ trực tràng và đại tràng lên bên trái.
Viêm loét đại tràng cấp tính: Đây là một loại hiếm gặp gây viêm trên toàn bộ đại tràng, dẫn đến các triệu chứng nặng và gây đau.
Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh thường phát triển nhất trong phần cuối cùng của ruột non và trực tràng.
Bệnh Crohn có khả năng phát triển nhất đối với các đối tượng trong độ tuổi từ 20-29.
Nếu không thể phân biệt giữa hai loại viêm đường ruột trên, bác sĩ sẽ kết luận một người mắc bệnh viêm đại tràng không xác định. Một số loại IBD khác như viêm đại tràng lymphocytic và viêm đại tràng collagen.
Có một số điểm tương đồng giữa IBS và IBD. Ví dụ, cả hai đều có thể dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện và đau ở vùng bụng. Các triệu chứng của cả hai cũng có xu hướng bùng phát trong thời gian ngắn, sau đó đi vào giai đoạn ổn định và thuyên giảm.
Không có một phương pháp chữa trị nào có thể giải quyết hoàn toàn tình trạng này. Vì những lý do kể trên, nhiều người thường nhầm lẫn IBD với IBS. Tuy nhiên, hai tình trạng này là hoàn toàn khác nhau theo các phương diện sau:
IBD là một tình trạng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến một số biến chứng như suy dinh dưỡng và tổn thương ruột. IBD xảy ra do một hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng viêm khắp đường ruột nói riêng và đường tiêu hóa nói chung. Điều trị IBD cần đến các loại thuốc làm giảm viêm.
IBS thường phát triển do các vấn đề về tiêu hóa hoặc đường ruột quá lớn. Những người bị IBS có thể giảm các triệu chứng của họ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc IBD. Ví dụ, hệ thống miễn dịch có phản ứng bất thường với vi khuẩn, vi-rút hoặc các hạt thức ăn có thể kích hoạt một phản ứng viêm trong ruột.
Nghiên cứu cũng đã cho thấy mối liên quan của Escherichia coli với bệnh Crohn.
Mặc dù hiện tại không có nguyên nhân chính nào gây nên IBD nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển từng tình trạng trọng bệnh này.
Tuổi: Theo thống kê nghiên cứu tại Hoa Kỳ, hầu các trường hợp mắc phải ở độ tuổi từ 15-30 hoặc sau 60 tuổi;
Dân tộc: Người gốc Do Thái dường như có nguy cơ viêm loét đại tràng cao hơn các nhóm dân tộc khác;
Di truyền: Những người có cha mẹ, anh chị em bị viêm loét đại tràng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Hiện vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ nguyên nhân gây bệnh Crohn. Tuy nhiên, các chuyên gia xác định được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này bao gồm:
Di truyền: Những người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh Crohn có nhiều khả năng tự phát triển bệnh.
Thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc ngừa thai và kháng sinh - có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn.
Hút thuốc: Thói quen này có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh Crohn.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn.
Các triệu chứng của IBD có thể thay đổi tùy theo loại, vị trí, mức độ nghiêm trọng. Người bệnh có thể trải qua giai đoạn bùng phát và giai đoạn ổn định trong đó, giai đoạn bùng phát có thể khác nhau về tần suất, cường độ và thời gian. Theo CDC, các triệu chứng sau đây là phổ biến đối với cả hai loại IBD là:
Máu trong phân;
Tiêu chảy kéo dài;
Mệt mỏi;
Sụt cân.
Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ (OWH) cho biết IBD cũng có thể dẫn đến các triệu chứng không liên quan đến hệ thống tiêu hóa bao gồm:
Sốt;
Đau khớp;
Các vấn đề ở da.
Các chuyên gia cũng gợi ý rằng IBD có thể làm cho ảnh hưởng của kinh nguyệt trở nên nặng hơn và các triệu chứng IBD cũng có thể trở nên trầm trọng hơn trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Một số biến chứng của IBD có thể đe dọa tính mạng. Theo NIDDK, một số biến chứng có thể có của bệnh Crohn bao gồm:
Tắc ruột;
Ung thư đại tràng;
Rò hậu môn;
Rỉ dịch hoặc nứt hậu môn;
Loét ở miệng, ruột, hậu môn;
Suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, viêm loét đại tràng có thể gây ra các biến chứng sau:
Chảy máu trực tràng, có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt;
Mất nước;
Hấp thụ chất dinh dưỡng kém;
Giảm mật độ xương, có thể dẫn đến thiếu xương hoặc loãng xương.
Một đánh giá năm 2018 cũng cho thấy mối liên quan của IBD với sự phát triển của sỏi thận.
Để chẩn đoán IBD, bác sĩ sẽ tìm hiểu triệu chứng, thăm khám lâm sàng và có thể chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
Soi mẫu phân;
Xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu hoặc nhiễm trùng;
X-quang;
CT hoặc MRI để phát hiện lỗ rò ở ruột non hoặc vùng hậu môn.
Nội soi giúp phát hiện bất kỳ tổn thương đường ruột nào đồng thời có thể thực hiện lấy mẫu sinh thiết nếu cần.
Một số chỉ định nội soi có thể sử dụng để chẩn đoán IBD bao gồm:
Nội soi đại tràng;
Soi đại tràng sigma;
Nội soi đường tiêu hóa trên.
Hiện tại không có cách chữa trị cho IBD. Mục tiêu của điều trị sẽ là giảm các triệu chứng, duy trì hay thuyên giảm tình trạng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để điều trị IBD, bắt đầu bằng những loại có mức độ tác dụng tăng dần. Những loại thuốc này có thể bao gồm:
Thuốc chống viêm: Thuốc 5-ASA thường là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các triệu chứng với tác dụng làm giảm viêm ruột và có thể giúp, duy trì và thuyên giảm tình trạng IBD.
Corticosteroid: Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống viêm tác dụng nhanh nếu các loại thuốc chống viêm khác không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng các loại thuốc này trong thời gian ngắn để điều trị các đợt bùng phát. Sử dụng lâu dài NSAID có thể làm cho các triệu chứng IBD trở nên trầm trọng hơn.
Ức chế miễn dịch: Hoạt động bằng cách ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ruột, dẫn đến giảm viêm. Tuy nhiên, liệu pháp này mất khoảng 3 tháng để có hiệu lực và chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Liệu pháp sinh học: Đây là những kháng thể nhắm vào một số chất gây viêm trong cơ thể.
Một số loại thuốc khác có thể làm giảm các triệu chứng IBD bao gồm:
Kháng sinh;
Thuốc chống tiêu chảy;
Thuốc nhuận tràng;
Bổ sung vitamin và khoáng chất, cho các trường hợp thiếu dinh dưỡng do viêm ruột.
Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị IBD hoặc các biến chứng. Ví dụ, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật đoạn ruột bị chít hẹp, điều trị lỗ rò hoặc cắt bỏ một phần ruột nếu cần thiết.
Chế độ ăn uống và lối sống không tốt có thể làm cho các triệu chứng IBD tồi tệ hơn. Tuy nhiên, thực hiện những thay đổi tích cực đối với những thói quen này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, giảm tần suất các đợt bùng phát và thậm chí là thuyên giảm tình trạng bệnh.
Một số biện pháp thay đổi trong chế độ ăn uống có thể có lợi cho những người bị IBD bao gồm:
Theo dõi các triệu chứng xảy ra sau khi ăn một số loại thực phẩm;
Hạn chế dùng sữa;
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo;
Tránh hoặc hạn chế ăn thực phẩm cay, cafein và rượu;
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt nếu ruột bị chít hẹp;
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày;
Uống nhiều nước;
Bổ sung vitamin và khoáng chất.
Nhiều người mắc IBD gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn trong thời gian stress. Do đó, việc kiểm soát căng thẳng có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát này. Một số biện pháp giúp kiểm soát căng thẳng như:
Tập thể dục;
Thiền;
Các bài tập thở;
Bài tập thư giãn cơ;
Tham gia các hoạt động ngoài trời.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa hút thuốc và bệnh Crohn. Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ để phát triển tình trạng này và có thể làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
IBD có thể có tác động đến cảm xúc đáng kể, đặc biệt là đối với những người có triệu chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người mắc chứng viêm ruột rất cần sự quan tâm, động viên từ người thân và bạn bè.
Nguyên nhân chính xác của IBD vẫn chưa biết đến một cách rõ ràng và các yếu tố di truyền liên quan đến IBD nằm ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc phải bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ hút thuốc và tập thể dục thường xuyên.
Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị cho viêm ruột, nhưng có thể kiểm soát tình trạng này bằng các biện pháp y tế và thực hiện thay đổi lối sống.
Theo Tổ chức Crohn & Viêm đại tràng, với phương pháp điều trị hiệu quả, khoảng 50% số người mắc bệnh Crohn thuyên giảm hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ trong vòng 5 năm sau đó. Ngoài ra, khoảng 45% những trường hợp này sẽ không bị tái phát trong năm tới.
Nếu một người trải qua bất kỳ thay đổi thói quen ruột dai dẳng hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác của IBD, họ nên tìm kiếm sự tư vấn với bác sĩ.
Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh