Căng thẳng
Nhiều nghiên cứu trong những năm qua đã chỉ ra mối liên quan rõ ràng giữa căng thẳng và tác động tiêu cực của nó với chức năng của hệ miễn dịch. Căng thẳng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như công việc hay áp lực gia đình. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân gây tổn hại nhất cho hệ miễn dịch là sự cô đơn, thiếu liên kết xã hội. Để tránh khỏi những tác động của tình trạng căng thẳng tới hệ miễn dịch, nên dành thời gian cho gia đình và bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội.
Trầm cảm mạn tính cũng được chứng minh là suy yếu phản ứng tế bào chữ T – tế bào phản ánh mức độ hiệu quả của cơ thể phản ứng với các virus và vi khuẩn.
Ăn uống không đa dạng
Ngoài vitamin C và D, cơ thể còn dựa vào một loạt chất dinh dưỡng khác để giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Ví dụ vitamin A giúp các tế bào máu trắng của cơ thể chống lại nhiễm trùng hơn. Nếu thời tiết lạnh khiến các món ăn chế biến từ cà rốt trở nên kém hấp dẫn, có thể thay đổi bằng các món ăn như rau có lá màu xanh đậm xào hoặc nấu canh, khoai lang luộc/nướng để tăng cường vitamin A cho cơ thể. Ngoài ra còn có vitamin E, với công dụng tuyệt vời trong chiến đấu với các bệnh gây nhiễm trùng hô hấp. Vitamin E được tìm thấy trong các loại hạt cây như óc chó, hạch hay hạt bí ngô. Có thể trộn thêm các hạt này vào món salad, món tráng miệng sẽ giúp cơ thể bổ sung thêm vitamin E.
Ít ra ngoài
Thường xuyên ở trong nhà khiến nhiều người bỏ lỡ một trong những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất là ánh sáng mặt trời. Đơn giản chỉ cần dành 10 phút/ngày để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể thúc đẩy sản xuất vitamin D, giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại cúm và cảm lạnh thông thường. Mỗi người cần một lượng khuyến cáo hàng ngày từ 2.000 đến 5.000 IU vitamin D để xương chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Thêm vào đó thiếu hụt vitamin D còn liên quan tới nguy cơ mắc một số bệnh chẳng hạn như bệnh tuyến giáp hoặc loét dạ dày. Vì thế chỉ cần dành 10 phút đi dạo hoặc ngồi sưởi ấm dưới ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể có được vitamin D cần thiết.
Không để ý đến những gì tay đang chạm vào
Vi khuẩn có thể tồn tại ở môi trường ở bất cứ đâu, trên mọi đồ vật. Từ trên bề mặt tay vịn cầu thang, chỗ ngồi, chỗ bám trên xe bus, tàu, nút bấm ở thang máy… đều có chứa một số lượng lớn vi khuẩn. Tất cả những bề mặt này đều có thể chứa các vi rút hoặc vi khuẩn gây cảm cúm hoặc cảm lạnh. Vì thế nên duy trì thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Không ngủ đủ giấc
Theo khuyến cáo, người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 – 8 giờ/đêm để đáp ứng khả năng miễn dịch tối ưu. Ngủ không đủ giấc có thể gây suy giảm năng lượng và khả năng tái tạo của tế bào. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, rèn luyện thói quen ngủ tốt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh