Rối loạn phân liệt cảm xúc là gì?

Rối loạn phân liệt cảm xúc được chia làm hai kiểu phụ dựa vào loại rối loạn nhân cách:

Kiểu trầm cảm: Chỉ có những khoảng thời gian trầm cảm là chính

Kiểu lưỡng cực: bao gồm những cơn hưng cảm (năng lượng cao với tâm trạng cực kì hứng khởi, cởi mở hoặc kích thích) đi kèm hoặc không đi kèm với những khoảng thời gian trầm cảm.

Những triệu chứng của chứng loạn thần và rối loạn nhân cách có thể xảy ra đồng thời hoặc riêng biệt. Thông thường, những người bị rối loạn phân liệt cảm xúc thường có các triệu chứng lặp lại sau một khoảng thởi gian cải thiện. Rối loạn phân liệt cảm xúc ít gặp hơn bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn nhân cách. Thật không may là không có nhiều nghiên cứu về rối loạn này. Theo ước tính, nó xảy ra ở dưới 1% dân số, và gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới (Perälä và cộng sự, năm 2007).

Nguyên nhân

Nguyên nhân có thể do bất thường của các chất hóa học trong não, ví dụ như sự mất cân bằng của serotoin và dopamin. Rối loạn này xuất hiện liên quan đến gen. Các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với virus và các chất độc hại khi còn trong tử cung và những dị tật bẩm sinh có thể góp phần gây bệnh. Một số chuyên gia không nghĩ rằng rối loạn phân liệt cảm xúc tách biệt với bệnh tâm thần phân liệt.

 

Triệu chứng

Những triệu chứng của rối loạn phân liệt cảm xúc có thể rất thay đổi. Nhiều cá nhân cũng có những khoảng thời gian cải thiện triệu chứng. Các triệu chứng bao gồm:

  • Suy nghĩ hoang tưởng
  • Ảo giác
  • Hoang tưởng
  • Lẫn lộn
  • Những suy nghĩ thiếu tổ chức
  • Nói quá nhanh
  • Trầm cảm hoặc cáu kỉnh
  • Tăng hoạt hoặc hưng cảm
  • Khó tập trung
  • Chán ăn
  • Ý nghĩ tự tự
  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Khó ngủ
  • Tách biệt với xã hội

     

Chẩn đoán

Nếu bạn có các triệu chứng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để tìm kiếm bất kì bệnh lí nguyên nhân nào. Ví dụ như rối loạn co giật cũng có thể gây ra những triệu chứng tương tự như rối loạn phân liệt cảm xúc. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về bất kì loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng. Các thuốc steroid, cocaine, amphetamine, và phencyclidine (PCP) có thể gây ra các triệu chứng của rối loạn phân liệt. Sau khi loại trừ các nguyên nhân thực tổn, bác sĩ sẽ gửi bạn đến một chuyên gia tâm thần.

Chuyên gia tâm thần sẽ nói chuyện với bạn để thu thập được nhiều thông tin hơn. Họ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng cũng như các suy nghĩ mà bạn đang có. Bạn sẽ được hỏi về thời thơ ấu hoặc bất kì tiền sử nào về các rối loạn tâm thần. Dựa trên phản ứng của bạn, chuyên gia sẽ đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị. Rối loạn phân liệt cảm xúc có thể gây ra những triệu chứng tương tự như các rối loạn tâm thần khác, đó là lí do tại sao chẩn đoán là hết sức quan trọng. Một chẩn đoán về bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn nhân cách có thể thay đổi thành rối loạn phân liệt cảm xúc và ngược lại.

Tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc gồm:

  • Những quãng thời gian liên tục của các triệu chứng rối loạn nhân cách (hưng cảm, trầm cảm hoặc phối hợp)
  • Trong cùng thời kì của bệnh, các triệu chứng của loạn thần tồn tại khoảng 2 tuần trong khi nhân cách hoàn toàn bình thường
  • Những triệu chứng của rối loạn nhân cách tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể
  • Triệu chứng không phải do ảnh hưởng của ma túy, thuốc hoặc một bệnh lí nào đó

 

Điều trị

Điều trị có thể khác nhau. Các thuốc thường được kê đơn bao gồm:

  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc bình thần

Liệu pháp hành vi có thể được sử dụng để giúp bạn đối mặt với các triệu chứng. Bạn sẽ được học kĩ năng để giải quyết các vấn đề và cải thiện mối quan hệ. Tất cả những khóa học này sẽ được áp dụng vào các tình huống có thực. Bạn cũng có thể học các kĩ năng để làm việc, học cách kiểm soát tài chính. Liệu pháp nhóm là một lựa chọn khác để giúp bạn tăng khả năng tương tác xã hội, học cách giao tiếp với người khác.

 

Tiên lượng

Tiên lượng của những người bị rối loạn phân liệt cảm xúc tốt hơn so với hầu hết các rối loạn tâm thần khác. Tuy nhiên, không chữa khỏi được rối loạn này, nó cần được điều trị lâu dài. Những người được điều trị có thể có cuộc sống hoàn toàn bình thường.

 

Biến chứng

Những biến chứng của rối loạn phân liệt cảm xúc cũng tương tự như bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn nhân cách:

  • Nghiện ma túy
  • Khó khăn để duy trì phác đồ điều trị
  • Hành vi tự tử
  • Những hành vi hưng cảm như chi tiêu hoang phí và bừa bãi

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top