Là một hệ thống bao gồm ống thông (catête) và buồng tiêm, trong đó ống thông được đặt vào tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cánh tay…) và buồng tiêm được cấy hoàn toàn vào mô dưới da.
Có nhiều loại buồng tiêm dưới da: một buồng hoặc 2 buồng, chất liệu có thể khác nhau (bằng titan, bằng titan và nhựa dẻo, hoàn toàn bằng nhựa dẻo…).
Tất cả các loại buồng tiêm được cấy ghép, sử dụng và chăm sóc giống nhau.
Buồng tiêm dưới da thường được chỉ định trong các trường hợp phải truyền dịch hay thuốc vào tĩnh mạch lâu dài, trong khi các tĩnh mạch nhỏ của cơ thể không dùng được nữa như:
Thủ thuật cấy buồng tiêm dưới da tương đối đơn giản với bác sĩ có kinh nghiệm về thủ thuật này: gây mê/tê, rạch hai đường nhỏ, một để đặt buồng tiêm dưới da và một cạnh xương đòn nơi catete được đưa vào một tĩnh mạch ở phần thấp của cổ.
Có trường hợp buồng tiêm được đặt dưới da phía trước cánh tay, catête đưa vào tĩnh mạch cánh tay. Buồng tiêm dưới da được cấy hoàn toàn bên trong cơ thể, một đầu của catête được đưa vào tĩnh mạch, đầu còn lại được kết nối vào buồng tiêm nằm hoàn toàn dưới da.
– Để truyền dịch hoặc thuốc vào cơ thể, sử dụng một loại kim đặc biệt (kim Huber) đâm xuyên qua da, qua màng silicone của buồng tiêm để vào buồng tiêm.
– Do kim đâm xuyên qua da nên người bệnh thường có cảm giác đau, khó chịu. Nếu thấy cần, có thể sử dụng thuốc tê tạm thời tại chỗ trước khi tiêm.
– Thuốc hoặc dịch truyền sẽ chảy qua kim để vào buồng tiêm, chảy qua catête và trực tiếp đi vào máu.
– Sau khi buồng tiêm được cấy dưới da, nhân viên y tế sẽ sử dụng buồng tiêm này để:
Buồng tiêm dưới da đòi hỏi sự chăm sóc giữa các lần sử dụng. Người bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn chi tiết, dưới đây là những hướng dẫn chung:
Sau khi đâm kim vào buồng tiêm, nơi đặt kim tiêm sẽ được che phủ gạc y tế hoặc băng dán chuyên dụng (biotech).
Sau mỗi lần sử dụng, kim được rút ra, gạc che phủ sẽ được tháo bỏ sau 24 giờ. Người bệnh cần phải giữ khô, sạch vùng này sau đó. Lưu ý: Vùng đặt buồng tiêm nên được giám sát thường xuyên và nếu thấy xuất hiện sưng, đỏ, bầm, đau, sốt, hoặc ớn lạnh, người bệnh phải báo ngay cho nhân viên y tế.
Hệ thống buồng tiêm phải được giữ bằng dung dịch có chứa chất kháng đông (Heparine) với nồng độ thích hợp để ngăn ngừa cục máu đông hình thành bên trong catête (việc làm này được gọi là khóa Heparine và sẽ do nhân viên y tế thực hiện).
Để đảm bảo an toàn, hệ thống buồng tiêm phải được bơm rửa với khoảng 10 – 20 ml nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) ngay sau khi kết thúc sử dụng buồng tiêm và khóa Heparine. Trong trường hợp hệ thống buồng tiêm dưới da không sử dụng, người bệnh phải đến dịch vụ y tế để được bơm rửa mỗi 4 tuần.
Chăm sóc hệ thống này cũng giống như một buồng tiêm, có thể đồng thời sử dụng cả 2 buồng cùng một lúc. Ngoài ra, vẫn phải đảm bảo nguyên tắc bơm rửa hệ thống ngay sau khi kết thúc tiêm truyền và bơm rửa 4 tuần/lần nếu không sử dụng.
Nơi đặt buồng tiêm dưới da sẽ cấp thẻ có ghi thông tin về buồng tiêm dưới da cho người bệnh.
Vùng da nơi có cấy buồng tiêm sẽ gồ lên như có 1 đồng xu được đặt dưới da và bạn sẽ dễ dàng thích nghi với cảm giác này sau một thời gian ngắn. Buồng tiêm thông thường sẽ được cấy ở vị trí kín đáo, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và hoạt động thường ngày của người bệnh.
Tuổi thọ của buồng tiêm phụ thuộc vào loại buồng tiêm, cách chăm sóc, sự thích ứng của mỗi cơ thể và số lần đâm kim qua màng buồng tiêm (trung bình 1000 đến 3600 lần đâm kim). Tuy nhiên, người bệnh nên liên hệ với nhân viên y tế để được trả lời chính xác, phù hợp với tình hình hiện tại của mình.
Người bệnh có thể tắm trong bồn hay dưới vòi sen đều được. Tuy nhiên, cần lưu ý sự khác nhau giữa ba trường hợp sau đây:
Người bệnh có thể tham gia các hoạt động từ nhẹ đến trung bình, tránh những hoạt động mạnh như chơi golf, nâng tạ, bơi lội… vì có thể làm hư hại catête, thậm chí có thể làm đứt gãy gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Buồng tiêm dưới da được làm từ các vật liệu khác nhau, tuy nhiên người bệnh có thể chụp MRI một cách an toàn với hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) có cường độ từ trường tĩnh ≤ 3.0 Tesla. Người bệnh nên báo với nhân viên chụp MRI trước khi chụp để được tư vấn đầy đủ hơn.
Người bệnh cần thông báo với bác sĩ hoặc điều dưỡng về việc mình đã có cấy buồng tiêm dưới da và trình tấm thẻ thông tin về buồng tiêm dưới da của bạn. Điều này sẽ có ích cho người bệnh khi người chăm sóc sức khỏe cho người bệnh biết về buồng tiêm dưới da của họ.
Máy dò kim loại tại sân bay sẽ không làm tổn hại đến buồng tiêm dưới da của người bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, máy dò kim loại không phát hiện được buồng tiêm dưới da của người bệnh. Tuy nhiên, độ nhạy của máy dò khác nhau phụ thuộc vào tổng lượng kim loại người bệnh mang trong người như: tiền kim loại, đồng hồ, đồ trang sức, dây kéo… Nếu cần, người bệnh nên trình thẻ chứng nhận có cấy buồng tiêm dưới da cho nhân viên an ninh.
Thông thường, buồng tiêm dưới da sẽ được tháo bỏ khi hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây phải cân nhắc việc tháo bỏ:
Nếu người bệnh và thành viên trong gia đình đã được hướng dẫn việc chăm sóc buồng tiêm dưới da, cần lưu ý:
Sử dụng hệ thống buồng tiêm dưới da có thể có những nguy cơ tiềm tàng liên quan đến sự đâm kim như: nhiễm trùng da nơi đâm kim, cục máu đông trong catête hay tĩnh mạch, thoát dịch truyền gây sưng phù, tập kết tiểu cầu bên trong catête, xê dịch buồng tiêm dưới da gây kích thích tĩnh mạch (trường hợp này phải lấy bỏ buồng tiêm), kim tiêm chọc qua thành sau buồng tiêm dưới da gây thoát dịch ra dưới da.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh