Sốt mò là một trong số những căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng bất cứ khi nào nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì điều này mà bất kể bạn là ai thì cũng nên tìm hiểu về sốt mò để biết cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Sốt mò là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc - Orientalis Tsutsugamushi, thuộc họ Rickettsia gây ra. Bệnh được lây truyền thông qua vết cắt của ấu trùng mò. Đặc điểm của bệnh là khởi phát một cách đột ngột hoặc từ từ với các biểu hiện đặc trưng của sốt mò và có nguy cơ tử vong khi biến chứng xảy ra.
Orientalis Tsutsugamushi là một loại ký sinh trùng trung gian giữa virus và vi khuẩn. Chúng mang những đặc điểm của vi khuẩn như có lớp vỏ bao bọc bên ngoài, có bào tương, đơn nhân ADN hoặc ARN và có các hạt vùi bên trong. Bên cạnh đó, Orientalis Tsutsugamushi còn sống ký sinh trong nội bào tương hoặc là nhân các tế bào đích, đây là đặc điểm của virus.
Với đời sống ký sinh nội bào bắt buộc, Orientalis Tsutsugamushi hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn dưỡng chất lấy được từ tế bào chủ và từ đó chuyển hóa Carbohydrate thành nguồn năng lượng của cơ thể.
Rickettsia Orientalis phát triển tốt ở môi trường có điều kiện khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu là từ 27 - 28 độ C, độ ẩm trên 85%, cây cối rậm rạp, nhiều sông, suối và nhạy cảm với kháng sinh. Do điều kiện tồn tại của loại ký sinh trùng này nên bệnh sốt mò do chúng gây ra còn có tên là sốt bụi rậm.
Bệnh sốt mò đã được phát hiện cách đây hơn 1.000 năm tại Nhật Bản, Trung Quốc. Sau này, một nhà nghiên cứu người Mỹ đã xếp sốt mò vào nhóm bệnh do Rickettsia và ông đã chết vì chính căn bệnh này.
Rickettsia Orientalis được phân lập vào năm 1891 với ổ chứa trong từ nhiên là từ các loài gặm nhấm như chuột, nhím, sóc,... Mò đẻ trứng dưới nước, trứng phát triển thành ấu trùng mò và di chuyển lên ngọn cỏ, hút máu 1 lần duy nhất ở giai đoạn ấu trùng.
Các khu vực xuất hiện bệnh bao gồm:
Sốt mò xuất hiện theo mùa và vùng địa lý rõ rệt. Ở nhiều địa phương khác như khu vực miền Trung trên thực thế lâm sàng cũng đã có nhiều trường hợp. Tuy nhiên, có thể do các lý do khác nhau mà bệnh được chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác. Các khu vực ven sông, bán sơn địa, nơi có nhiều bụi rậm và chất mùn, quanh năm ẩm ướt, con người thường xuyên lui tới sẽ rất dễ bị nhiễm mầm bệnh.
Các biểu hiện đặc trưng của bệnh sốt mò thường diễn biến qua các giai đoạn như sau:
Đây là khoảng thời gian được tính từ khi người bệnh bị đốt bởi ấu trùng mò đến khi xuất hiện triệu chứng điển hình. Giai đoạn nung bệnh có thể từ 1 - 2 tuần tùy vào từng trường hợp. Lúc đầu tại nơi ấu trùng mò đốt có một nốt phỏng nước bằng hạt đỗ, không đau, bệnh nhân thường không chú ý; sau một số ngày nung bệnh, bệnh phát ra với những triệu chứng sau:
Ở 1 - 2 ngày đầu, bệnh nhân có thể từ từ hoặc đột ngột sốt cao, ≥ 38 - 40 độ C, sốt liên tục, kéo dài 15 - 20 ngày, thậm chí có thể kéo dài tới 27 ngày nếu không điều trị tích cực. Có những cơn gai rét hoặc rét run 1 - 2 ngày đầu, kèm theo đau nhức đầu, đau mỏi cơ. Đây là thời điểm mà ký sinh trùng tấn công vào hạch bạch huyết và gây ra hiện tượng viêm hạch xung quanh khu vực bị mò đốt.
Các nốt loét đặc trưng bắt đầu xuất hiện, thường tại các vùng da ẩm, mềm. Người bệnh cũng thường không để ý và không phát hiện ra bởi các nốt này không gây đau, ngứa.
Tình trạng tiến triển dần sang viêm, sưng hạch ngoại biên rồi đến toàn thân. Ngay ở những cơn sốt đầu tiên, cơ thể bắt đầu phát, mọc khắp người, chỉ trừ lòng bàn tay và bàn chân.
Tùy vào từng vị trí khu trú của mầm bệnh và mức độ tổn thương các cơ quan mà các biểu hiện lâm sàng của sốt mò có thể khác nhau cho mỗi đối tượng.
Nếu được phát hiện và có phương pháp điều trị đúng cách cũng như hệ miễn dịch của người bệnh tốt, bệnh có thể lùi dần sau 2 - 3 tuần. Tuy nhiên, sau khi các biểu hiện đặc trưng của sốt mò xảy ra, người bệnh vẫn chủ quan không điều trị hoặc chẩn đoán thiếu độ chính xác có thể sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Sau khi có những biến chứng các cơ quan phủ tạng, tình trạng bệnh có thể nặng hơn và nguy cơ đe dọa tính mạng. Do nhiều lý do khác nhau mà tỷ lệ tử vong của bệnh sốt mò có thể dao động trong khoảng từ 1% và lên đến 60%.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh sốt do nhiễm trùng Giardia – nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh