✴️ Truyền máu

Nội dung

Truyền máu được thực hiện nhằm phục hồi lượng máu mất đi do bị thương hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh lý chuyên biệt.

1. Định nghĩa

Truyền máu là quá trình giúp phục hồi lại lượng máu trong cơ thể. Việc truyền máu sẽ được thực hiện thông qua ống dẫn cao su được truyền vào tĩnh mạch bằng kim hoặc ống mỏng.

 

2. Phân loại truyền máu

Theo Hội Chữ Thập Đỏ của Mỹ, có bốn loại truyền máu phổ biến:

  • Truyền hồng cầu: Một người có thể được truyền hồng cầu nếu họ bị mất máu, bị thiếu máu (chẳng hạn như thiếu máu do thiếu sắt) hoặc nếu có rối loạn về máu.
  • Truyền tiểu cầu: được chỉ định đối với những người có số lượng tiểu cầu thấp, nguyên nhân có thể do hóa trị hoặc rối loạn tiểu cầu.
  • Truyền huyết tương: Huyết tương chứa các protein quan trọng đối với sức khỏe. Một người có thể được truyền huyết tương nếu họ bị bỏng nặng, nhiễm trùng hoặc suy gan.
  • Truyền máu toàn phần: có thể được chỉ định đối với những người bị xuất huyết do chấn thương nặng và cần có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Trước khi truyền máu, các tế bào bạch cầu sẽ bị loại bỏ khỏi máu vì chúng có thể mang virus. Các tế bào bạch cầu vẫn có thể được sử dụng trong truyền máu với mục đích giúp người bệnh phục hồi sau nhiễm trùng mà không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Bạch cầu hạt được lấy bằng phương pháp phân tách máu.

 

3. Nhóm máu

Việc lựa chọn đúng nhóm máu là điều quan trọng trong quá trình truyền máu, vì nếu cơ thể không thích ứng được với nhóm máu được truyền sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Có bốn loại máu: A, B, AB, O. Mỗi nhóm máu có thể là dương hoặc âm.

Nhóm máu O tương thích với tất cả các nhóm máu và đây cũng là nhóm máu hiến tặng phổ biến nhất.

Nếu một người đang trong tình trạng nguy kịch và mất máu nặng, bác sĩ có thể sử dụng nhóm máu O để truyền cho họ.

 

4. Vai trò của truyền máu

Khi cơ thể không có đủ lượng máu để duy trì các hoạt động bình thường thì truyền máu là điều cần thiết, chẳng hạn như trong các trường hợp bị chấn thương nặng hoặc mất máu trong khi phẫu thuật.

Vai trò của truyền máu

Trong một số tình trạng bệnh lý, việc truyền máu cần được thực hiện, bao gồm:

  • Thiếu máu là tình trạng khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu máu chẳng hạn như thiếu máu thiếu sắt.
  • Bệnh máu khó đông là chứng rối loạn chảy máu do máu, máu không đông lại như bình thường.
  • Ung thư
  • Bệnh hồng cầu hình liềm là một nhóm bệnh rối loạn hồng cầu làm thay đổi hình trạng của tế bào hồng cầu.
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan

 

5. Chu trình truyền máu

Hầu hết việc truyền máu được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám, ngoài ra có thể được nhân viên y tế thực hiện tại nhà người bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nhóm máu để xác định nhóm máu của bệnh nhân trước khi truyền máu.

Trong khi truyền máu, bệnh nhân sẽ được đặt một cây kim nhỏ vào tĩnh mạch, thường ở bàn tay hoặc cánh tay. Sau đó, máu di truyền từ túi qua ống cao su và vào tĩnh mạch qua kim. Nhân viên y tế sẽ theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sinh tồn trong suốt quá trình này, có thể mất đến 4 giờ.

Sau khi truyền máu, thời gian phục hồi của cơ thể tuỳ thuộc vào nguyên nhân phải truyền máu. Tuy nhiên, người bệnh có thể được xuất viện trong vòng 24 giờ sau đó. 

Truyền máu có thể gây ra một tỉ nhỏ các phản ứng bất lợi cho cơ thể. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu họ cảm thấy không khoẻ và có các triệu chứng như buồn nôn, sưng tấy, vàng da hay phát ban ngứa.

Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết khi có bất kỳ triệu chứng có thể là dấu hiệu phản ứng như buồn nôn hoặc khó thở.

 

6. Nguy cơ và biến chứng

Truyền máu rất an toàn. Nó được thực hiện với một quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo rằng việc xét nghiệm, xử lý và lưu trữ nguồn máu hiến tặng càng an toàn càng tốt. Tuy nhiên, cơ thể có thể phản ứng với máu được nhận với mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Một số phản ứng xảy ra ngay lập tức, trong khi một số có thể xảy ra sau vài ngày.

Dị ứng: đây là phản ứng phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC) cho thấy, có hơn 50% có phản ứng dị ứng do truyền máu. Thuốc kháng histamine có thể giúp điều trị các phản ứng dị ứng.

Sốt: có thể xảy ra sau khi truyền máu. Sốt không phải là phản ứng nghiêm trọng, tuy nhiên nếu đi kèm với đau ngực hoặc buồn nôn thì người bệnh nên báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tan máu: xảy ra khi các nhóm máu không tương thích với nhau, khi đó hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào các tế bào máu mới. Đây là phản ứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng có thể xảy ra như: đau lưng dưới, đau ngực, nước tiểu đậm màu, buồn nôn, sốt.

Lây bệnh truyền nhiễm: trong một sốt trường hợp rất hiếm, máu của người cho có thể chứa vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng như HIV, viêm gian B, C. Tuy nhiên, theo CDC, máu được sử dụng trong truyền máu đã được xét nghiệm để kiểm tra vi sinh, do đó rất hiếm khi một người bị nhiễm trùng do truyền máu.

Theo Hội Chữ Thập Đỏ của Mỹ, khả năng mắc bệnh viêm gan B là 1 trên 300.000 người; viêm gan C là 1 trên 1,5 triệu người.

Khả năng nhiễm HIV do truyền máu là chưa đến 1 trên 1 triệu người.

 

7. Tổng kết

Truyền máu là một quy trình an toàn, nó giúp phục hồi lượng máu bị mất do chấn thương hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, nó cũng giúp điều trị trong một số bệnh lý nhất định.

Truyền máu có thể cứu sống con người nhưng cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ nhẹ. Mặc dù nhiễm trùng rất hiếm khi xảy ra nhưng cơ thể có thể phản ứng với máu được nhận. Tuy nhiên, hầu hết những phản ứng xảy ra ở mức độ nhẹ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top