Viêm lợi-miệng gây ra các vết loét, mụn nước và sưng tấy. Tình trạng này thường lây lan qua nước bọt của người bị nhiễm bệnh hoặc do tiếp xúc trực tiếp với vết thương hoặc vết loét.
Viêm lợi-miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, thường dưới 6 tuổi. Người lớn tuổi mắc tình trạng này có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Viêm lợi-miệng đôi khi được gọi là viêm miệng do mụn rộp do nhiễm vi rút herpes simplex. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác nhau có thể gây kích ứng và lở loét trong miệng - đặc trưng của bệnh viêm lợi-miệng. Các yếu tố có thể làm tăng khả năng xuất hiện tình trạng này bao gồm:
Các triệu chứng của viêm lợi-miệng bao gồm:
Một số trường hợp viêm nướu có biểu hiện nhẹ trong khi những trường hợp khác, có thể xuất hiện tình trạng cảm sốt và khó chịu trước khi vết loét hình thành.
Nướu bị sưng tấy, lở loét trong miệng khiến việc ăn uống trở nên khó chịu. Điều này có thể khiến trẻ chán ăn.
Một nghiên cứu cho thấy 89% trẻ em bị viêm nướu uống ít nước hơn bình thường. Để ngăn ngừa mất nước và dinh dưỡng kém, bố mẹ nên theo dõi thói quen ăn uống của trẻ trong giai đoạn này.
Áp dụng một chế độ ăn uống bao gồm thức ăn mềm và tránh các loại đồ chua như cam quýt hoặc đồ uống có ga có thể mang lại hiệu quả. Trong một số trường hợp, có thể thoa một lượng thuốc tê để giảm đau vào giờ ăn.
Viêm lợi-miệng là tình trạng phổ biến ở trẻ em, với hầu hết các trường hợp mắc phải trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo một số nghiên cứu, thời điểm phổ biến nhất là khi trẻ từ 2 đến 3 tuổi.
Nguyên nhân của viêm lợi-miệng bao gồm:
Virus Herpes simplex 2 (HSV-2) chủ yếu liên quan đến mụn rộp sinh dục đã được xác định là nguyên nhân của một số trường hợp viêm lợi-miệng ở người lớn.
Để chẩn đoán viêm lợi-miệng, bác sĩ sẽ:
Hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán chỉ cần dựa trên lâm sàng. Tuy nhiên, đôi lúc sẽ thực hiện các xét nghiệm sâu hơn.
Điều trị viêm lợi-miệng tập trung vào việc giảm các triệu chứng đau và tránh tình trạng nhiễm trùng. Các cách thông thường để giảm bớt sự khó chịu liên quan đến viêm lợi-miệng bao gồm:
Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm lợi-miệng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Tình trạng này lây lan qua nước bọt và khi chạm vào vết loét, vì vậy cố gắng tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh và không để trẻ bị viêm nướu dùng chung đồ chơi hoặc vật dụng cá nhân.
Các vết loét này thường tự khỏi, không để lại sẹo sau khoảng từ 5 đến 7 ngày. Các trường hợp viêm lợi-miệng nặng hơn sẽ khỏi sau 2 tuần. Theo một số nghiên cứu, một khi đã nhiễm virus herpes, tình trạng nhiễm trùng tái phát là khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 40% số trường hợp. May mắn thay, các lần tái phát sau đó thường có các triệu chứng nhẹ hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn lần đầu.
Các biến chứng do viêm lợi-miệng bao gồm mất nước và nghiêm trọng hơn là viêm não hoặc phù não, tuy nhiên tình trạng này ít khi xảy ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh