✴️ Cách phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Nội dung

Rối loạn tiêu hóa thường khiến trẻ bị mất nước, mệt mỏi, biếng ăn khiến cha mẹ lo lắng. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa cho trẻ? Dưới đây là những cách phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

 

Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch còn non yếu nên trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa. Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trẻ thường có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, bú kém, biếng ăn, mệt mỏi do cơ thể mất nước, phản ứng chậm chạp với môi trường xung quang…

Do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch còn non yếu nên trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa.

 

Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ gồm:

-Tiêu chảy.

-Táo bón.

-Tắc ruột.

-Sa trực tràng.

-Kiết lị.

-Nôn trớ nhiều.

-Trào ngược axit dạ dày.

-Bệnh GERD…

 

Cách phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế được nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và bảo vệ tốt cho con. Dưới đây là những cách phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể áp dụng để bảo vệ hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ:

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế được nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và bảo vệ tốt cho con.

 

-Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa rất nhiều kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ đường tiêu hóa và phòng chống bệnh tật cho trẻ. Trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì càng lâu càng tốt.

-Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ: Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ phòng chống được các loại dịch bệnh nguy hiểm. Mẹ hãy cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đồng thời đừng bỏ qua những mũi tiêm quan trọng.

-Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho trẻ: Sau 6 tháng, trẻ cần được ăn dặm. Thực đơn ăn dặm của bé cần đa dạng, đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất quan trọng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Khi nhu cầu dinh dưỡng được cân bằng, sức đề kháng của trẻ sẽ tăng lên và phòng chống bệnh tật hiệu quả hơn.

-Rửa tay thường xuyên cho trẻ: Vi khuẩn từ tay sẽ đi vào cơ thể thông qua miệng. Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay. Do đó, cha mẹ nên rửa tay thường xuyên cho trẻ.

Vi khuẩn từ tay sẽ đi vào cơ thể thông qua miệng. Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay. Do đó, cha mẹ nên rửa tay thường xuyên cho trẻ.

 

-Giữ vê sinh thân thể tốt: Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ, cũng như vệ sinh môi trường xung quanh là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng cho bé. Trẻ cần được tắm rửa hàng ngày. Vào mùa lạnh, cha mẹ nên giữ ấm tốt cho trẻ.

-Hạn chế dùng kháng sinh khi trẻ bị ốm: Mẹ nên tránh cho bé dùng các thuốc kháng sinh nhiều, vì những chất chứa trong thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi lẫn vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé, lâu dài sẽ làm bé bị mất cân bằng hệ vi sinh.

Các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ thường diễn tiến nhanh và dễ để lại những biến chứng xấu. Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện mắc các bệnh về đường tiêu hóa, cha mẹ cần chủ động đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top